Có 6 lọ chứa các dung dịch CaCl2, NaOH, (NH4)2SO4, Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, K2CO3 và được đánh số thứ tự. Lập luận để xác định dung dịch nào chứa ở lọ số mấy khi – Cho một giọt dung dịch 3 vào dung dịch 6 thấy xuất hiện kết tủa, nếu lắc thì kết tủa tan ngay. – Dung dịch 6 không phản ứng với dung dịch 5 và cho khí mùi khai với dung dịch 2. – Dung dịch 1 không tạo kết tủa với dung dịch 3, 4, 6 – Dung dịch 2 và dung dịch 5 đều cho kết tủa trắng với 1, 3, 4
Hòa tan hết 13,28 gam hỗn hợp chất rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 (số mol của MgCO3 bằng 2 lần số mol MgO) vào dung dịch hỗn hợp a mol Mg(NO3)2 và b mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch A chỉ chứa 36,8 gam các muối trung hòa và thấy thoát ra 2,912 lít (dktc) hỗn hợp khí gồm CO2, NO, N2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 264/13. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch muối thu được kết tủa, đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 81,9 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn tòan. Tính tỉ lệ a:b là: A. 1:10 B. 2:5 C . 1:5 D. 5:2
Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C2H2 và H2; trong đó nCH4 = nC2H4. Cho 10,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy làm mất màu 80 gam Br2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp X đktc cần dùng 12,88 lít O2 ở đktc. a) Tính %V mỗi khí trong X . b) Cho 10,2 gam hỗn hợp X đi qua xúc tác Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm CH4, C2H6, C2H2 và C2H4. Cho Y đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau phản ứng khối lượng bình tăng 7,28 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 7,3. Tính số mol Br2 tham gia phản ứng.
Cho m gam hỗn hợp X gồm các peptit tác dụng vừa đủ với 170 ml NaOH 1M thu được hỗn hợp Y gồm muối của gly, ala, glu. Đốt cháy hỗn hợp Y bằng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 21,49 gam và có 1,568 lít khí thoát ra (đktc). Mặt khác đốt m gam X thu được 5,94 gam H2O. Tính m A. 9,96 B. 11,7 C. 12,48 D. 11,56 Nguyễn Ngọc Minh trả lời 04.02.2018 Bình luận(0)
Cho 8,1 gam bột nhôm tác dụng với 50,6 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cr2O3 (không có không khí). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chất rắn thu được cho tác dung với dung dịch HCl loãng dư thì thể tích khí H2 thu được ở đktc là: A. 8,96 lít B. 6,72 lít C. 10,08 lít D. 5,6 lít
Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là : A. 0,23 B. 0,18 C. 0,08 D. 0,16
Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon. A, B chỉ có thể là ankan hay anken. Đốt cháy 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Xác định CTPT và số mol của A, B trong hỗn hợp X. A. 0,1 mol C3H8 và 0,1 mol C3H6. B. 0,2 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4. C. 0,08 mol C3H8 và 0,12 mol C3H6. D. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4.
Hỗn hợp E chứa 3 peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Thủy phân hoàn toàn 52,8 gam E trong dung dịch chứa 0,7 mol KOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối của gly, ala, val trong đó muối của gly chiếm 51,657% về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn F cần 55,44 gam O2. Phần trăm khối lượng peptit có phân tử khối lớn nhất trong X là A. 46,59 B. 35,61 C. 17,8 D. 68,89 Lousa sửa câu hỏi 04.02.2018 Bình luận(0)
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na, K, K2O và Ba (trong đó oxi chiếm 7,85% về khối lượng) vào nước thu được dung dịch Y và 0,19 gam H2. Cho Y tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được 15,19 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 13,3 B. 15,5 C. 12,2 D. 14,4
Cho hỗn hợp A gồm Na và Al vào 125 gam dung dịch HCl 10,22% thu được khí H2; dung dịch Y chỉ chứa các muôi và 3,9 gam kết tủa keo trắng. Thêm vào Y một lượng AlCl3 thu được 15,6 gam kết tủa và dung dịch H, cho dung dịch AgNO3 dư vào H thu được 0,65 mol AgCl. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, nồng độ % của NaCl trong Y gần nhất: A. 5% B. 10% C. 15% D. 20%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến