a) Nếu n là số chính phương lẻ thì n = (2k + 1)2 = 4k2 + 4k + 1 = 4k(k+1) + 1
Ta thấy ngay k(k + 1) chia hết cho 2, vậy thì 4k(k + 1) chia hết cho 8.
Vậy n chia 8 dư 1.
b)
a là số tự nhiên > 0. giả sử có m,n > 0 ∈ Z để: 2a + 1 = n^2 (1) 3a +1 = m^2 (2) từ (1) => n lẻ, đặt: n = 2k+1, ta được: 2a + 1 = 4k^2 + 4k + 1 = 4k(k+1) + 1 => a = 2k(k+1) vậy a chẵn . a chẳn => (3a +1) là số lẻ và từ (2) => m lẻ, đặt m = 2p + 1 (1) + (2) được: 5a + 2 = 4k(k+1) + 1 + 4p(p+1) + 1 => 5a = 4k(k+1) + 4p(p+1) mà 4k(k+1) và 4p(p+1) đều chia hết cho 8 => 5a chia hết cho 8 => a chia hết cho 8
ta cần chứng minh a chia hết cho 5: chú ý: số chính phương chỉ có các chữ số tận cùng là; 0,1,4,5,6,9 xét các trường hợp: a = 5q + 1=> n^2 = 2a+1 = 10q + 3 có chữ số tận cùng là 3 (vô lý)
a =5q +2 => m^2 = 3a+1= 15q + 7 có chữ số tận cùng là 7 (vô lý) (vì a chẵn => q chẵn 15q tận cùng là 0 => 15q + 7 tận cùng là 7)
a = 5q +3 => n^2 = 2a +1 = 10a + 7 có chữ số tận cùng là 7 (vô lý)
a = 5q + 4 => m^2 = 3a + 1 = 15q + 13 có chữ số tận cùng là 3 (vô lý)
=> a chia hết cho 5
5,8 nguyên tố cùng nhau => a chia hết cho 5.8 = 40 hay : a là bội số của 40