Trong kho tàng văn học dân gian VN, câu chuyện Tấm Cám chính là một trong những câu chuyện gối đầu giường của bao thế hệ người dân VN. Nhân vật Cám đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc về tuyến nhân vật phản diện trong truyện cổ tích dân gian VN.
Mô típ quen thuộc của truyện cổ tích dân gian VN đó là nhân vật hiền lành lương thiện sau bao biến cố và gian nan sẽ được hạnh phúc, còn kẻ ác sẽ bị trừng trị. Hai mẹ con Cám chính là đại diện của tuyến nhân vật phản diện. Mẹ con Cám đã làm đủ mọi chuyện độc ác để giành được vua, giành được vinh hoa phú quý từ tay Tấm. Cám không chỉ luôn ganh ghét, ích kỷ mà còn cùng mẹ làm đủ mọi chuyện độc ác đối với chị Tấm của mình. Từ việc lừa chị để giành giỏ tôm cá hay lừa chị bắt mất cá bống,... đều là xuất phát từ tính cách thích hưởng thụ mà còn độc ác, thủ đoạn đối với chị mình. Sau khi Tấm được rước vào cung, mẹ con Cám thì năm lần bảy lượt tìm cách thủ tiêu Tấm đi để Cám được vào chỗ chị. Lần nào Tấm trở về hiện thân ở một đồ vật cũng bị mẹ con Cám ngay lập tức triệt tận gốc. Điều này cho thấy một sự độc ác vô cùng. Và cuối cùng, sau tất cả, Tấm vẫn được trở về với vua, còn Cám thì bị trừng phạt đích đáng với những hành động mà mình gây ra.
Tóm lại, nhân vật Cám là đại diện của tuyến nhân vật độc ác trong truyện cổ tích. Cuối cùng, Cám vẫn phải chịu trách nhiệm cho chính hành động độc ác của mình. Từ đó, nhân dân ta gửi gắm ước mơ về sự công bằng, về việc ở hiền gặp lành, công bằng trong cuộc sống.