Koh Ker là một di tích nằm trong quần thể di tích Angkor, cách thành phố Siêm Riệp 100 km. Đây là kinh đô cũ của đế chế Angkor được xây dựng dưới triều đại vua Jayavarman IV, khởi công từ năm 921 đến năm 944 mới hoàn tất
Quần thể Koh Ker có đến 50 đền thờ, rất nhiều trong số đó vẫn ẩn mình giữa rừng. Hai đền thờ ấn tượng nhất là đền thờ Đỏ, được đặt tên theo màu đá xây tường, nơi đặt chiếc ngai vàng cũ của vua Jayavarman đệ tứ và ngôi đền cao 65m Kohmpang, một hình ảnh mô phỏng ngọn núi Meru trong vùng.
Đền Preah Vihear
Ngôi đền cổ 900 tuổi Preah Vihear nằm trên vách núi Dangkrek, giữa biên giới Thái, Campuchia và được cả hai quốc gia… nhận là của mình.
Preah Vihear là di sản văn hóa thế giới vừa được Unesco công nhận. Preah Vihear được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 9, trải qua 7 đời vua, khởi đầu là Yasovarman I, người sau đó đã cho dời đô về Angkor và xây đền Lolei, đền Phnom Bakheng (khu vực 5). Cácvua kế vị tiếp tục xây đền Pearh Vihear theo các đền tương ứng như: Koker (khu vực 4), Prerup, Phimeanakas (khu vực 3), Takeo và Bantey Srey (khu vực 2), Baphoun, Angkor Wat, Beng Mealea…(khu vực 1).
Preah Vihear chia làm 5 khu vực, trên một trục thẳng hình chữ nhật, từ thấp tới cao, dài 800m, rộng 400m. Hình ảnh Pearh Vihear được thấy trên các pano dựng khắp nơi ở Cambodia chính là cổng đền của khu vực 5. Trình tự tham quan đi từ khu vực 5 đến khu vực 1. Các kiến trúc ở đây là tổng hòa sự sắc sảo, tinh tế và độc đáo của quần thể Angkor gộp lại. Chỉ có sự khác biệt là đá lót nền hình vuông, mỏ đá lộ thiên nên chất lượng đá có chỗ không đều và được xây trên đỉnh núi. Có đoạn vách đền thẳng đứng với vách núi hun hút, chỉ cách mấy tấc.
Quần thể Sambor Prei Kuk
Quần thể Sambor rộng gần 30km2 với 280 ngôi đền lớn nhỏ. Do thời gian và đặc biệt là chiến tranh phá hoại của Mỹ vào 1973, hiện chỉ còn 64 ngôi đền có thể tham quan. Nhiều ngôi đền bị sụp đổ, hoặc bị cây “bóp cổ”, nằm ngổn ngang cạnh những hố bom B52 .
Quần thể được chia làm ba khu: Phía Nam - khu Trung Tâm - khu Bắc. Mỗi khu đều có hai bức tường thành bằng đá ngăn cách. Các bức tường đều được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 6 ( đời vua Isaravarman) gồm ba loại: Đền hình chữ nhậtthờ thần Brasma, đền hình bát giác thờ thần Visnu và đền hình vuông thờ thần Shiva. Vào thế kỷ thứ 7 có khoảng 20.000 dân sinh sống ở vùng ngoài, cách đền chừng 2km. Chỉ khi tế lễ dân mới vào tham dự, xong lại quay trở về nhà.
Vật liệu để xây dựng đền được cho là gạch nung được kết dính bởi một loại nhựa cây trộn đường Thốt Nốt. Cửa đền làm bằng sa thạch xanh. Cả sa thạch và gạch nung đều được điêu khắc tinh xảo. Khu Nam hiện còn 8 đền lục giác giống nhau. Dưới góc chân đều có chim thần Garuda nâng đỡ. Prasat Yeai Poeun ( đền bà Poeun) cao 18m. Phía trên có thần Brasma cưỡi voi, hai bên dưới là Garuda và hai con rồng Naga nối đuôi vào nhau. Các đền đều quay về hướng Đông, hướng biểu tượng cho sự sống theo quan niệm của người Cambodia. Hướng Tây biểu tượng cho cái chết nên thường không có cửa hoặc đóng cửa.
Chùa Phnom Chissor
Chùa Phnom Chissor nằm trên một ngọn đồi cách thủ đô Phnom Penh không xa. Để lên đỉnh Phnom Chissor du khách phải trèo 412 bậc. Ngôi chùa Hindu Phnom Chissor có tuổi đời lâu hơn Angkor Wat đến 1 thế kỷ.
Đặc biệt, các nhà sư già sống ở đây rất thân thiện luôn thường trực nụ cười hồn hậu sẽ đưa du khách xuống chiêm ngưỡng hai ngôi đền bằng đá sa thạch. Và cũng từ đỉnh Phnom Chissor du khách còn có thể phóng tầm mắt ngắm những đồng lúa xanh ngút ngàn du lịch campuchia.