Hỗn hợp X gồm đipeptit Y, tripeptit Z và tetrapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 1,12 (dktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 15,83 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây? A. 7,38 B. 7,85. C. 8,05. D. 6,66
Nung 15,2 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 trong một bình kín có chứa 11,2 lít CO (đktc). Sau phản ứng hoàn toàn thu được 18 gam hỗn hợp khí. Biết rằng X bị khử hoàn toàn thành Fe. a) Xác định thành phần (khối lượng và thể tích) các chất trong hỗn hợp khí. b) Tính khối lượng Fe thu được và khối lượng 2 oxit ban đầu.
Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu gam bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra? A. 14,4 B. 7,2 C. 16 D. 32
Thực hiện phản ứng este hóa m gam hỗn hợp X gồm etanol và axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc) với hiệu suất đạt 80% thu được 7,04 gam etyl axeta. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư, thu được 3,36 lít khí CO2 đktc. Giá trị m là: A. 13,6. B. 14,52 C. 18,9 D. 10,6
Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch ? Giải chi tiết giúp em với ạ
Hòa tan a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước thu được 400 ml dung dịch A. Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 1,5 M vào dung dịch A thu được dung dịch B và 1,008 lit khí (đktc). Cho dung dịch B tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa. a) Tính a? b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A.
Cho 4,48 lít khí CO (đktc) tác dụng với FeO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được chất rắn A có khối lượng bé hơn 1,6 gam so với khối lượng FeO ban đầu. Khối lượng Fe thu được và phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lần lượt là A. 5,6; 40% B. 2,8; 25% C. 5,6; 50% D. 11,2; 60%
Cho m gam hỗn hợp rắn gồm Fe, Fe(NO3)2 vào 500ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M, Fe(NO3)3 0,05M và HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa 2 chất tan (không chứa ion NH4+), hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu và còn lại 32m/255 gam rắn không tan. Tỉ khối của Y so với He là 19/3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất), đồng thời thu được x gam kết tủa. Giá trị x gam gần nhất: A. 272,0 B. 274,0 C. 276,0 D. 278,0
Hòa tan 1,42 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Cu bằng dung dịch HCl dư, ta thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,4 gam chất rắn. Mặt khác đốt nóng chất rắn C trong không khí thu được 0,8 gam một oxit màu đen. Cho khí B tác dụng với 0,672 lít Clo (đktc) rồi lấy sản phẩm hòa tan vào 19,72 gam H2O ta thu được dung dịch D. Lấy 5 gam dung dịch D cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 0,7175 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa khí B và Clo.
Đốt cháy hoàn toàn 15,5g photpho bằng oxi dư, rồi hòa tan sản phẩm vào 200g nước. Nồng độ % axit thu được là
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến