Điện phân dung dịch CuSO4 một thời gian thu được tổng thể tích khí là 11,2 lít (đktc), trong đó một nửa lượng khí được sinh ra từ cực dương và một nửa được sinh ra từ cực âm. Khối lượng CuSO4 có trong dung dịch là A. 40 B. 20 C. 10 D. 80
Cho hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 (tỷ lệ số mol tương ứng là 2:1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO3)2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm tiếp dung dịch HCl 1M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 320ml. Biết Y phản ứng vừa đủ với 160ml dung dịch NaOH 1M. Tính m: A.7,88 B.11,82 C.9,456 D.15,76
Dung dịch C là dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/lit. Dung dịch D là dung dịch KOH y mol/lit. Thí nhiệm 1: Trộn 200 ml dung dịch C với 300 ml dung dịch D thu được 500 ml dung dịch E. Để trung hòa 100 ml dung dịch E cần dùng 40 ml dung dịch H2SO4 1M Thí nghiệm 2: Trộn 300 ml dung dịch C với 200 ml dung dịch D thu được 500 ml dung dịch F. Nếu lấy 100 ml dung dịch F thì hòa tan 2,04 gam Al2O3. Tìm x và y.
Hòa tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm A và oxit của nó vào nước thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 22,4 gam hidroxit khan. Xác định kim loại và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Cho 26,5 gam hỗn hợp gồm Al, Mg, Zn tác dụng với O2 dư thì thu được 52,1 gam chất rắn. Mặt khác nếu cho 39,75 gam hỗn hợp trên tác dụng với HNO3 thì thu được V lít khí N2O. Tính V.
Khử m gam Fe2O3 bằng CO thu được V lít khí CO2 và m’ gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan chất rắn X này vào dung dịch HNO3 dư thu được muối Fe(NO3)3 và 672ml khí NO. Tính thể tích khí CO2 thu được.
Nguyên tố R là phi kim nhóm A. Tỉ lệ % về khối lượng của R trong oxit cao nhất chia cho % về khối lượng của R trong hợp chất với Hidro là 0,595. Xác định R.
Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A và khí X. Nhận thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 7m/18 gam. Xác định khí X.
Hỗn hợp A gồm 0,1 mol Mg; 0,04 mol Al; 0,15 mol Zn. Cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 13,23 gam. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
Có một hỗn hợp B gồm nhôm và oxit sắt từ. Lấy 32,22 g hỗn hợp B đem nung nóng để phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp sau phản ứng thành 2 phần. – Phần 1: tác dụng hết với dd NaOH dư, thu được 2,016 lít H2 (đktc). – Phần 2: Hòa tan hết vào lượng dư axit HCl tạo ra 8,064 lít H2 (đktc). a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính số gam oxit sắt từ có trong 32,22 g hỗn hợp B.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến