Câu 1: Qúa trình trao đổi khí của người diễn ra như thế nào ?Có vai trò gì ? Tại sao ở những trạng thái thái hoạt động khác nhau thì nhu cầu về trao đổi khí ở cở thể người lại khác nhau
- Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. + Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang. + Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.
* Vai trò:
- Hô hấp được xem là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Trong đó có việc vận chuyển khí oxy từ không khí tới các tế bào của cơ thể và vận chuyển ngược lại khí carbonic từ các tế bào của cơ thể ra môi trường bên ngoài. Các tế bào cần cung cấp oxy để thiêu đốt chất dinh dưỡng, tạo thân nhiệt và năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống. Như vậy bản chất của quá trình hô hấp là những quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong tế bào để chuyển dạng năng lượng tích trữ trong các chất dinh dưỡng (được ăn vào) thành ATP là dạng năng lượng cho cơ thể hoạt động. - Hoạt động hô hấp còn có nhiệm vụ góp phần điều hoà độ pH của cơ thể bằng cách làm thay đổi nồng độ khí cacrbonic hoà tan trong dịch ngoại bào. * Giải thích: Theo mình nghĩ là do ở những trạng thái hoạt động khác nhau, nhu cầu O2 khác nhau => Cơ thể người cần có những thay đổi về nhu cầu trao đổi khí.