X là peptit mạch hở cấu tạo từ axit glutamic và α-aminoaxit Y no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Để tác dụng vừa đủ với 0,1 mol X cần 0,7 mol NaOH tạo thành hỗn hợp muối trung hoà. Đốt 6,876 gam X cần 8,2656 lít O2 (đktc). Đốt m gam tetrapeptit mạch hở cấu tạo từ Y cần 20,16 lít O2 (đktc). Giá trị của m là A. 24,60. B. 18,12. C. 15,34. D. 13,80
Hỗn hợp E chứa hai este thuần chức, đều hai chức, mạch hở. Đun nóng 15,94 gam E với dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng), thu được hỗn hợp F chứa hai ancol no và hỗn hợp rắn G có khối lượng 19,68 gam (trong đó có chứa 2 muối của hai axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 5,936 lít (đktc) khí oxi, thu được 8,8 gam CO2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ trong G là A. 66,86%. B. 65,44%. C. 68,29%. D. 66,68%.
Tính nồng độ H+ khi cân bằng của dung dịch NH3 1,5M biết Kcb=1,7.10^-5
Một dung dịch chứa 5,35 gam muối MCl, cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau phản ứng thu được a gam một chất kết tủa và dung dịch X. Cho X tác dụng hết với dung dịch CuCl2 ta lại thu được 2a gam một chất kết tủa, biết tổng khối lượng hai lần kết tủa là 43,05 gam. Viết phương trình phản ứng. Xác định công thức hóa học của muối MCl.
Tính nồng độ cân bằng của các chất, các ion trong dung dịch HClO 0,001M và tính Ka biết α = 0,707%.
Tiến hành điện phân dung dịch NaCl 1,5M và CuSO4 0,5M đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 8,16 gam Al2O3. Tính m: A. 27,44 B. 24,74 C. 25,46 D. 26,45
Cho 0,18 mol hỗn hợp X gồm Glyxin và Lysin tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch HCl 1M. Nếu cho 26,64 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Tính m: A. 36,9 B. 32,58 C. 38,04 D. 38,58
Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất là 100%) dung dịch X chứa 0,02 mol CuCl2, 0,02 mol CuSO4 và 0,005 mol H2SO4 trong thời gian 32 phút 10 giây với cường độ dòng điện không đổi là 2,5A thì thu được 200ml dung dịch Y. Tính pH dung dịch Y: A. 1,78 B. 1 C. 0,7 D. 1,08
Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Tính giá trị của m?
Cho 80 gam bột đồng vào 200 ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng lọc thu được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho tiếp 80 gam bột Pd vào dung dịch A, sau phản ứng tách được dung dịch D chỉ chứa 1 muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn E. Cho 40 gam bột kim loại R (hóa trị II) vào 1/10 dung dịch D, sau phản ứng hoàn toàn lọc tách được 44,575 gam chất rắn F. Tính nồng độ mol của AgNO3 và xác định kim loại R?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến