Toluen + Cl2 (ánh sáng) —> C6H5CH2Cl. Vậy Toluen thế với Clo dễ dàng hơn hay khó khăn hơn CH4 ?
cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và Mx
Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, MgCO3 và Cu vào dung dịch chứa a mol HNO3 loãng (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch X và 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và N2O. Chia dung dịch X ra thành 2 phần bằng nhau: + Cho dung dịch NaOH dư vào phần 1 thu được 1,68 lít khí (đktc) và 64,2 gam kết tủa. + Thổi NH3 dư vào phần 2, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 24,0 gam chất rắn. Giá trị của a là: A. 4,30 B. 5,10 C. 4,25 D. 5,16
Nung 48,64 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và CuO trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 0,4 mol khí H2 và còn lại x gam chất rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,2 mol hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỷ khối của Z so với He bằng 8,9. Cô cạn dung dịch Y thu được 112,24 gam muối. Giá trị của x là A. 3,84 B. 5,12 C. 1,92 D. 2,56
Hòa tan hoàn toàn 4,88 gam hỗn hợp X gồm FexOy và Cu trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 1,008 lít khí SO2 sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch chứa 13,2 gam hỗn hợp 2 muối sunfat. Tìm công thức oxit sắt và tính khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X.
Đốt 40,6 gam hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo dư. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 65,45 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch HCl thì được V (lít) H2 (đktc). Dẫn V(lít) khí này đi qua ống đựng 80 gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy trong ống còn lại 72,32 gam chất rắn và chỉ có 80% H2 đã phản ứng. Xác định % khối lượng các kim loại trong hợp kim Al – Zn.
Nung m gam hỗn hợp Na và S thu được hỗn hợp rắn X.Cho X tác dụng với dung dịch NaCl dư đun nóng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y gồm 2 chất khí có tỉ lệ 1:1.Tính m. pecloric bình luận 31.10.2017 Bình luận(1)
Hòa tan m gam Mg vào 500 ml dung dịch chứa HNO3 0,6M; AgNO3 0,4M và Fe(NO3)3 0,4M thu được dung dịch X; 2m + 7,04 gam hỗn hợp kim loại và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỷ khối so với H2 bằng 44/3. Cho thêm 1200 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, sau đó lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được 78,45 gam chất rắn. Khối lượng muối trong dung dịch X gần nhất với A. 81 gam B. 87,1 gam C. 80,7 gam D. 84 gam
Dẫn 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO, H2 đi qua m gam hỗn hợp rắn gồm Zn, MgO, CuO đun nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X và thấy thoát ra hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí. Hòa tan hết hỗn hợp rắn X trong 165,9 gam dung dịch HNO3 60%, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối và thấy thoát ra hỗn hợp khí T gồm 0,22 mol NO và 0,1 mol NO2.Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được hỗn hợp muối khan (trong đó nitơ chiếm 15,55% về khối lượng). Mặt khác dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,39 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp rắn X gần nhất với A. 20%. B. 42%. C. 18%. D. 33%.
Hòa tan hết 116,4 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4 và CuO trong 900 gam dung dịch HNO3 35,0%, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa các muối có khối lượng 373,0 gam và hỗn hợp khí Y. Cho dung dịch có chứa 4,75 mol NaOH vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa; phần dung dịch nước lọc đem cô cạn sau đó nung ở nhiệt độ cao tới khi khối lượng không đổi thu được 320,5 gam rắn. Phần trăm khối lượng oxi có trong Y là. A. 30% B. 47,76% C. 19,24% D. 35,82%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến