câu 1: các loại rễ biến dạng:
-Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.
-Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
-Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
-Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
câu 2: chức năng các miền rễ:
-Miền trưởng thành : có chức năng dẫn truyền.
- Miền hút : có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng : có chức năng làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp : có chức năng che chở cho đầu rễ.
câu 3: đều kiện giúp cây sinh trưởng tốt năng xuất cao:
-cung cấp đủ nước,chất hữu cơ, chất vô cơ cho cây
-chăm sóc:xới đất,tỉa bỏ cành sâu,..
câu 4:trụ giữa của thân non gồm:mạch rây,mạch gỗ và ruột
câu 5:thân biến dạng:
-Thân củ: khoai tây, su hào, .... chứa chất dự trữ
-Thân rễ: gừng, giềng, dong ta, ..... chứa chất dự trữ
-thân mọng nước: xương rồng, cành giao,... dự trữ nước
câu 6: khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.