(3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

[…] Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.

Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hăng đánh võng, lạng lách, vượt ẩu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đến luật giao thông. Những kẻ đầu óc trống rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải, tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sóng lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm,…

Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Tiếc thay, đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15 – 19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Lực lượng ấy lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và đem lại sự phồn vinh cho gia đình và xã hội.

Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông.

Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!

(Theo Võ Thị Hảo, báo điện tử Vietnamnet, ngày 12 – 12 – 2006)

Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa” khi đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố? (0,5 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, học sinh nói riêng và giới trẻ hiện nay nói chung cần có những hành động thiết thực nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)


Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

THỜI GIAN

Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỉ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ

còn xanh

Riêng những bài hát

còn xanh

Và đôi mắt em

như hai giếng nước.

(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)


Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên? (0,25 điểm)

Câu 6. Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong bài thơ. (0,5 điểm)

Câu 7. Theo anh chị, các câu thơ sau đây hàm chứa ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

- Kỉ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

còn xanh

Riêng những bài hát

còn xanh

- Và đôi mắt em

như hai giếng nước.

Câu 8. Qua bài thơ Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng. (0,25 điểm)
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

(3.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi -
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
Câu 1: Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,25đ)
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương? (0,25đ)
Câu 4: Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)
Câu 5: Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)
Câu 6: Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc? (0,5đ)
Câu 7: Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)
Câu 8: Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ (0,5đ).
A.
B.
C.
D.


(3,0 điểm)

1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

“Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong! Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi, “một người làm quan một nhà có phước”, dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được!”

(Phan Châu Trinh, Về luân lí xã hội ở nước ta, Ngữ văn 11, tập hai,

NXB Giáo dục ViệtNam, 2014, trang 86 – 87)

a) Nêu ý chính và xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn. (0,5 điểm)

b) Những phương thức biểu đạt nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn văn? Dựa vào đâu để khẳng định điều đó? (0,25 điểm)

c) Chỉ ra biện pháp điệp trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó. (0,25 điểm)

d) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được chí sĩ Phan Châu Trinh đề cập ở trên (viết một đoạn văn không quá 10 câu). (0,5 điểm)

2. Đọc đoạn thơ sau:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì


Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì


Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống, Ngữ văn 12 nâng cao,

NXB Giáo dục Việt Nam 2014, tập một, trang 72)

Trả lời các câu hỏi:

a) Xác định đề tài, thể thơ của đoạn thơ trên. Dựa vào đâu để biết được những điều đó? (0,25 điểm)

b) Hãy chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Từ láy nào trong số đó đã góp phần tạo nên một hình ảnh thơ lạ? (0,5 điểm)

c) Nêu ý nghĩa của phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm)

d) Từ gợi ý của đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn (không quá 10 câu) về chủ đề Tình yêu quê hương. (0,5 điểm)
A.
B.
C.
D.


(3,0 điểm)

Anh/chị hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 2:

“Tiếng nói là người bảo vệ quí báu nhất nền độc lập của dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ để đòng nghĩa với từ chối sự tự do của mình.

…………Chúng ta không thể né tránh châu Âu vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu nhập được, họ không được giữ riêng cho mình. Đồng bào của họ cũng được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước nhà”.

[“Tiếng mẹ để - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn Anh Ninh, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam”]

Câu 1. Đoạn văn bản trên thuộc thể loại nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu khái quát nội dung chính của đoạn văn bản trên bản trên (0,5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 3 đến câu 6:

“Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

(Đây mùa thu tới, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2 NXB giáo dục Việt Nam)

Câu 3. Phân tích ý nghĩa cách dùng từ “rũa” của Xuân Diệu trong câu thơ “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh” (0,5 điểm)

Câu 4. Nhận xét ngắn gọn về ngôn ngữ thơ Xuân Diệu ở đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 5. Bút pháp nghệ thuật nào được miêu tả sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ (0,5 điểm)

Câu 6. Khái quát nội dung và đặc sắc phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu được thể hiện qua đoạn thơ (0,5 điểm)

A.
B.
C.
D.