(3,0 điểm)
Kết thúc truyện ngắn “Người trong bao”, văn hào Nga A.Sê – khốp đã để cho nhân vật bác sỹ I – van – nứt kết luận:
“Không thể sống mãi như thế được”
Từ ý kiến trên, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ riêng của mình về một trong những phong cách sống đáng lo ngại của thế hệ trẻ hiện nay bằng một bài văn khoảng 600 từ.
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(3,0 điểm)

Anh/chị hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 2:

“Tiếng nói là người bảo vệ quí báu nhất nền độc lập của dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ để đòng nghĩa với từ chối sự tự do của mình.

…………Chúng ta không thể né tránh châu Âu vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu nhập được, họ không được giữ riêng cho mình. Đồng bào của họ cũng được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước nhà”.

[“Tiếng mẹ để - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn Anh Ninh, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam”]

Câu 1. Đoạn văn bản trên thuộc thể loại nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu khái quát nội dung chính của đoạn văn bản trên bản trên (0,5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 3 đến câu 6:

“Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

(Đây mùa thu tới, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2 NXB giáo dục Việt Nam)

Câu 3. Phân tích ý nghĩa cách dùng từ “rũa” của Xuân Diệu trong câu thơ “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh” (0,5 điểm)

Câu 4. Nhận xét ngắn gọn về ngôn ngữ thơ Xuân Diệu ở đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 5. Bút pháp nghệ thuật nào được miêu tả sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ (0,5 điểm)

Câu 6. Khái quát nội dung và đặc sắc phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu được thể hiện qua đoạn thơ (0,5 điểm)

A.
B.
C.
D.


(3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 5:

"... Thời gian đã lùi xa, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cồ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.

Đó là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù cho chúng có mạnh tới đâu.

Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Bài học về xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ. giúp đỡ của bạn bè quốc tế. "
(Trích Diễn văn cùa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 7/5/1954 - 7/5/2014)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.25 điềm)

Câu 2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (0.5 điểm)

Câu 3. Cụm từ “một mốc son chói lọi trong lịch sử” nói lên điều gì? (0.25 điểm)

Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 5. Anh/chị hãy bày tỏ cảm xúc cùa bản thân về Chiến thẳng Điện Biên Phủ. Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng. (0.25 điểm)


Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 6 đến Câu 8:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh.

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh

(Trích Chợ tết - Đoàn Văn Cừ)

Câu 6. Chỉ ra các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. (0.5 điểm)

Câu 7. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.25 điềm)

Câu 8. Xác định các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. Nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó. (0.75 điểm)
A.
B.
C.
D.