Nguyên tố X có số thứ tự 20 trong bảng tuần hoàn. Vị trí của X làA. Chu kì 4, nhóm IIA B. Chu kì 3, nhóm IA C. Chu kì 3, nhóm IIA D. Chu kì 4, nhóm IA
Hòa tan m gam kim loại M vào dung dịch HNO3 thì thu được V1 lít khí NO (đktc). Mặt khác cũng hòa tan m gam kim loại trên vào dung dịch HCl thì thu được V2 lít H2 (đktc). Biết V1 = V2 và khối lượng muối clorua thu được bằng 51,68% khối lượng muối nitrat. Kim loại M làA. Zn B. Al C. Cr D. Fe
Trong các hiđroxit dưới đây chất nào có tính bazơ mạnh nhất?A. Al(OH)3 B. Mg(OH)2 C. KOH D. NaOH
Hai nguyên tử A, B có hiệu điện tích hạt nhân là 16. Phân tử X gồm 5 nguyên tử của 2 nguyên tố A và B có 72 proton. Công thức phân tử của X làA. Cr2O3 B. Cr3O2 C. Al2O3 D. Fe2O3.
X và Y là hai đồng vị của một nguyên tố M (có số thứ tự 17) có tổng số khối là 72. Hiệu số số nơtron của X, Y bằng 1/8 số hạt mang điện dương của B (có số thứ tự là 16). Tỉ lệ số nguyên tử của X và Y là 32,75 : 98,25. Khối lượng mol trung bình của M làA. 36g B. 36,5 gam. C. 35,5 gam. D. 40 gam.
Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kì và ở hai phân nhóm chính kế tiếp nhau có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn?A. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA B. Chu kì 2, các nhóm IIA và IIIA C. Chu kì 3, các nhóm IA và IIA D. Chu kì 2, các nhóm IA và IIA
Nguyên tố M thuộc chu kì 4, số electron lớp ngoài cùng của M là 1. Vậy M làA. Cu (29) B. K (19) C. Ca (20) D. K (19) và Cu (29)
Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị bền $^{16}_{8}O$;$^{17}_{8}O$;$^{18}_{8}O$ còn nguyên tố cacbon có 2 đồng vị bền$^{12}_{6}O$;$^{13}_{6}O$. Số lượng phân tử CO2 tạo thành từ các đồng vị trên làA. 6 B. 12 C. 9 D. 18
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối làA. 27 B. 26 C. 28 D. Kết quả khác.
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng:A. Số nơtron. B. Số khối. C. Khối lượng nguyên tử. D. Số proton.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến