Cho phản ứng: Cu2O + H2SO4 (loãng) → CuSO4 + Cu + H2O. Phản ứng trên là thuộc loại phản ứng nào sau đây?A. Phản ứng oxi hoá - khử, trong đó chất oxi hoá và chất khử là hai chất khác nhau. B. Phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử. C. Phản ứng tự oxi hoá - khử. D. Không thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử.
Nhận định nào dưới đây không đúng?A. Fe dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+. B. Fe là kim loại có tính khử trung bình: Fe có thể bị oxi hoá thành Fe2+ hoặc Fe3+. C. Khi tạo ra ion, nguyên tử Fe nhường electron ở phân lớp 4s trước phân lớp 3d. D. Fe là kim loại có tính khử mạnh hơn crom: Fe có thể bị Cr2+ oxi hoá thành Fe2+ hoặc Fe3+.
Cho 0,35 mol bột Cu và 0,06 mol Fe(NO3)3 vào dd chứa 0,24 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan làA. 43,56. B. 36,48. C. 40,2. D. 52,52.
Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp bột gồm Ag và Cu (hỗn hợp X): (1) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường). (2) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc). (3) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2). (4) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.Thí nghiệm mà Cu bị oxi hoá còn Ag không bị oxi hoá làA. (4). B. (3). C. (2). D. (1).
Cho các phát biểu sau:(1) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.(2) Các oxit của crom đều là oxit bazơ.(3) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6.(4) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom(III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.(5) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom(III).Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng làA. (2), (3) và (4). B. (1), (3) và (5). C. (2), (4) và (5). D. (1), (2) và (5).
Nhiệt phân hoàn toàn 7,2 gam Fe(NO3)2 trong bình kín, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. m có giá trị làA. 2,88. B. 3,09. C. 3,2. D. Không xác định được.
Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y1. Cô cạn Y1 được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Tỷ khối của khí Y so với He làA. 9. B. 10. C. 9,5. D. 8.
Chia 4 gam hỗn hợp bột kim loại gồm nhôm, sắt và đồng thành 2 phần đều nhau.- Phần 1 : tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 560ml hiđro.- Phần 2 : tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được 336ml hiđro.Các khí đo ở đktc. Số mol của Al, Fe trong 4 gam hỗn hợp lần lượt làA. 0,01; 0,01. B. 0,02; 0,01. C. 0,02; 0,02. D. 0,01; 0,03.
Để xác định hàm lượng cacbon trong thép (không có lưu huỳnh) người ta dẫn một dòng oxi dư đi qua ống sử dụng 15 gam thép (dạng phôi bào hoặc bột) nung nóng và cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ hết vào ống đựng KOH rắn. Sau thí nghiệm thấy khối lượng ống KOH tăng lên 0,44g. Vậy hàm lượng % của cacbon trong mẫu thép trên làA. 0,02%. B. 0,50%. C. 0,80%. D. 1,025%.
Nung nóng 40,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy thoát ra 4,032 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,16 mol khí NO duy nhất và dung dịch Y có chứa 97,68 gam muối. Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe. Phần trăm khối lượng Fe3O4 phản ứng làA. 66,7%. B. 75,0%. C. 58,3%. D. 25,0%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến