Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào sau đây?A. Dùng Cu hoặc H2 dư để khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao. B. Điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn. C. Điện phân muối clorua khan nóng chảy tương ứng. D. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng.
So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôiA. thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều. B. thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hiđro. C. cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hiđro bền vững. D. cao hơn do khối lượng phân tử của este lớn hơn nhiều.
Cho các chất riêng biệt sau: Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ. Thuốc thử dùng để nhận biết các chất là:A. Quỳ tím. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch AgNO3/ NH3. D. Na.
Từ nguyên liệu gỗ chứa 50% xenlulozơ, người ta điều chế được ancol etylic với hiệu suất 81%. Tính khối lượng gỗ cần thiết để điều chế được 1000 lít cồn 920 (biết ancol nguyên chất có D = 0,8 g/ml).A. 3115kg. B. 3200kg. C. 3810kg. D. 4000kg.
Cho các nhận định sau:(1) Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì axit tạo nên este đó là axit axetic.(2) Este có mùi thơm của hoa nhài có tên gọi là benzyl axetat.(3) Chất béo là chất rắn không tan trong nước.(4) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.(5) Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.(6) Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là 3.Số nhận định đúng làA. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Lên men dung dịch chứa 360 gam glucozơ thu được 147,2 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:A. 54%. B. 80%. C. 60%. D. 40%.
Trường hợp nào dưới đây là ăn mòn điện hoá?A. Gang, thép để lâu trong không khí ẩm. B. Kẽm nguyên chất tác dụng với H2SO4 loãng. C. Fe tác dụng với khí Clo. D. Natri cháy trong không khí.
Để phân biệt 3 chất: hồ tinh bột, glucozơ, saccarozơ đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là:A. Cu(OH)2/ NaOH. B. Dung dịch AgNO3 C. Cu(OH)2/ NaOH, tº. D. Dung dịch iot.
Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?A. CH3–CH2–CH3. B. CH2=CH–CN. C. CH3–CH3. D. CH3–CH2–OH.
Cho các chuyển hoá sau: X + H2O → Y ; Y + H2 → sobitol Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → amoni gluconat + 2Ag + NH4NO3. Y → E + Z ; Z + H2O → X + G.X, Y và Z lần lượt làA. Xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic. B. Tinh bột, glucozơ và ancol etylic. C. Xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit D. Tinh bột, glucozơ và khí cacbonic.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến