Trong văn bản "Cố hương của Lỗ Tấn, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Nhuận Thổ từ 1 cậu bé khỏe mạnh dũng cảm hồn nhiên trong sáng trở thành 1 lão nông tàn tạ tự ti mụ mẫm đáng thương. Thật vậy, Nhuận Thổ trong kí ức của tác giả là một cậu bé thông minh,sáng dạ, khỏe mạnh, mang vẻ đẹp về cả tâm hồn lẫn ngoại hình. Mặc dù Nhuận Thổ nhà nghèo nhưng do được bố mẹ chiều nên cậu bé rất bầu bĩnh, đáng yêu. Trong Cố hương, Nhuận Thổ hiện lên với chiếc mũ lông đội đầu với chiếc vòng bạc lấp lánh ở cổ cho cậu bé dễ nuôi. Nhuận Thổ lớn lên với sự tưởng tượng của mọi người rằng cậu sẽ có tương lai tốt đẹp. Hơn nữa, Nhuận Thổ còn được khắc họa là một cậu bé nhanh nhẹn và thông minh. Tuy là con của một người nông dân tới xin làm thuê nhưng câu bé lại rất nhanh chóng hòa nhịp được với cuộc sống tại nơi mới. Chính nhờ có cậu mà tác giả khi còn nhỏ đã bớt cô đơn và có thêm người bên cạnh để bầu bạn. Trong lòng của câu bé, không ai có thể thay thế được vị trí của Nhuận Thổ là người bạn tâm tình thời thơ ấu. Nhuận Thổ có thể biết rất nhiều thứ mà cậu bé lớn lên ở thành phố như tác giả không thể nào biết hết được: nào là cách bắt chim sẻ, cách phân biệt những con sò…. Nhưng tác giả vẫn luôn nghĩ rằng: Nhuận Thổ trong tương lai sẽ là một đại nam nhi có khí khái, có sự phóng khoáng, cần cù chăm chỉ nuôi cả gia đình. Cũng giống như hình ảnh của cậu khi tay cầm cây đinh ba trông ruộng dưa cho gia đình tác giả. Tuy nhiên sau nhiều năm gặp lại, Nhuận Thổ đã thay đổi, không còn là cậu bé ngày nào nữa. Trái ngược với tưởng tượng của tác giả, cậu đã cao gấp hai, gấp ba lần hồi trước, đôi mắt không còn là đôi mắt đen láy, thông minh mà là một đôi mắt lờ đờ đỏ sọng; làn da vốn bầu bĩnh nay trở nên vàng vọt và có nhiều những nếp nhăn. Hình ảnh cậu bé thông minh và nhanh nhen ngày nào không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh của một người trưởng thành ít nói, chậm chạp và có phần hèn kém. Giờ đây, Nhuận Thổ chỉ là con người như bao người khác, bị số phận đưa đấy, luôn cúi đầu trước mọi giông bão của cuộc đời. Có lẽ do chàng đã bị ăn sâu vào những tư tưởng phân chia giai cấp mà khi gặp tác giả, lời đầu tiên mà tác giả được nghe chính là hai chữ "thưa ông". Hàng loạt những khó khăn đã tới với gia đình của Nhuận Thổ: sưu thuế cao, lũ lụt nên hoa màu mất trắng, … một thời gian dài sống trong lo âu, dần dần chúng đã hình thành nên tính cách cùng cách nhìn nhận của Nhuận Thổ về cuộc sống. Nhuận Thổ đã biết đầu hàng số phận. Chàng đã không còn giống như cậu bé đầy nhiệt huyết ngày nào còn khóc thét lên khi phải xa người bạn thân thiết tuổi thơ ấu nữa mà chàng luôn phải sống cúi đầu, luôn lo sợ cho cuộc sống của mình và vợ con. Tóm lại, Nhuận Thổ chính là một nạn nhân của việc phân chia giai cấp, của những khó khăn cuộc sống, chúng ta thấy thương cảm cho cuộc đời đã làm cho họ phải thay đổi và đầu hàng số phận.