Trong quá trình nhân đôi của một gen ở sinh vật nhân sơ, bazơ nitơ loại G của cặp nuclêôtit X5'3'-G3'5' bị biến đổi thành G hiếm(G*). Sau hai lần nhân đôi của gen này cặp nuclêôtit X5'3'-G3'5' sẽ biến đổi thành cặpA. T5'3'-A3'5' B. A5'3'-T3'5' C. G5'3'-X3'5' D. X5'3'-G3'5'
Một đột biến gen làm mất 3 cặp nu ở vị trí số 5; 10 và 31. Cho rằng đột biến không hình thành bộ ba kết thúc; bộ ba mới và bộ ba cũ không cùng mã hóa một loại axit amin và đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc. Hậu quả của đột biến trên là A. mất 1 axit amin và làm thay đổi 10 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất của chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh. B. mất 1 axit amin và làm thay đổi 10 axit amin đầu tiên của chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh. C. mất 1 axit amin và làm thay đổi 9 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất của chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh. D. mất 1 axit amin và làm thay đổi 9 axit amin đầu tiên của chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về hậu quả có thể xảy ra khi gen bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit?(1) Thay thế một axit amin.(2) Kết thúc sớm quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit. (3) Kéo dài quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit. (4) Chuỗi pôlipeptit tương ứng không thay đổi cấu trúc. (5) Không thực hiện quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit. A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?A. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân vật lí hóa học ở môi trường hay tác nhân sinh học. B. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của các tác nhân gây đột biến. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có xuất hiện của bazơ nitơ loại hiếm có thể phát sinh đột biến gen. D. Đột biến gen phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
Ở sinh vật nhân sơ, kết thúc quá trình dịch mã đã tạo ra chuỗi pôlipeptitcó 298 axit amin, vùng mã hóa của gen cấu trúc mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit này có số liên kết hiđrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có một phân tử 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Tính theo lí thuyết, số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra làA. 179. B. 359. C. 718. D. 539.
Gen S dài 3060 Ao, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250 thymin. Gen S bị đột biến mất một cặp G - X thành gen s. Số liên kết hiđrô của gen đột biến làA. 2344. B. 2345. C. 2347. D. 2348.
Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vàoA. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến. C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
Một phân tử prôtêin có 75 axít amin. Đột biến xảy ra ở co don mã hóa axít amin thứ 30 làm cho prôtêin bị đột biến ít hơn prôtêin ban đầu 1 axít amin. Đây là dạng đột biếnA. thêm hoặc thay thế cặp nu ở bộ ba mã hóa axít amin thứ 30. B. mất hoặc thay thế cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axít amin thứ 30. C. mất hoặc thêm cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axít amin thứ 30. D. thay thế hoặc đảo cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axít amin thứ 30.
Một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong những trường hợp nào sau đây?1. Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi.2. Tồn tại ở trạng thái đồng hợp tử lặn.3. Điều kiện ngoại cảnh thay đổi phù hợp với gen lặn đó.4. Tế bào bị đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể chứa gen trội tương ứng.Phương án đúng làA. 1, 2. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 3, 4.
Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen b làA. A = T = 899; G = X = 301. B. A = T = 299; G = X = 901. C. A = T = 901;G = X = 299. D. A = T = 301; G=X = 899.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến