Châu Phi là châu lục khô và nóng bậc nhất thế giới là do: * Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ: - Châu Phi là 1 châu lục nằm cân đối so với đường xích đạo và trải dài 2 bên bán cầu. - Nằm ở vĩ độ thấp ( 75% lục địa nằm giữa 2 đường chí tuyến). Hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn ( khoảng 100- 120 Kcal/cm2), cân bằng bức xạ luôn dương, thay đổi từ 60- 70 Kcal/cm2/năm. - Tọa độ địa lí: Cực Bắc là mũi Blang ( 37030’), Cực Nam là mũi Kim ( 34030’) → Nằm trong đới nóng. - Hình dạng và kích thước lục địa ảnh hưởng đến tính chất khí hậu vùng + Là 1 châu lục rộng lớn, dạng hình khối, địa hình ven bờ cao → ảnh hưởng của biển khó xâm nhập được vào nội địa. S: 30,3 triệu km2 ( lục địa: 29,2 triệu km2) 20% diện tích lãnh thổ nằm sâu trong nội địa cách bờ biển gần nhất là 1000-2000km + Là lục địa được coi là 1 bán bình nguyên khổng lồ: độ cao tb là 750m + Có các dãy núi và cao nguyên chắn ngang làm cho ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong đất liền * Các dòng biển Có các dòng biển lạnh ven bờ mang cho vùng thời tiết mát lạnh, khô và không có mưa: dòng biển lạnh Benghela, Xomali vào tháng 7 và Canari * Hoàn lưu khí quyển - Vào mùa đông ( Tháng 1): + Mặt trời chuyển động biểu kiến xuống nửa cầu Nam, Bắc Phi bị hóa lạnh mạnh mẽ. Vùng Trung Phi thuộc đới xích đạo là vùng nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình là 20-250C, ở Nam Phi là trên 20 0C. + Nằm trong đới gió mậu dịch đông bắc từ biển thổi vào mang hơi lạnh và khô vào đất liền. Ven vịnh Ghine ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi từ biển vào làm cho thời tiết nóng. Phía Nam từ xích đạo đến vĩ tuyến 17-180N có gió mùa đông bắc từ xích đạo thổi đến cũng gây cho thời tiết nóng. - Về mùa hạ ( tháng 7) +Bắc phi được sửa nóng mạnh mẽ ( vùng trung tâm và tây bắc phi), hình thành 1 áp thấp Bắc Phi phối hợp với áp thập xích đạo và áp thấp Nam Á ( Iran) tạo thành vùng áp thấp rộng lớn bao phủ phần Bắc và Trung Phi.