Trong khai triển ${{\left( 3{{x}^{2}}+\frac{1}{x} \right)}^{n}}$ hệ số của${{x}^{3}}$ là${{3}^{4}}C_{n}^{5}$. Khi đó giá trị của n làA. 15. B. 12. C. 9. D. Kết quả khác.
Êtilen có tác dụngA. làm chậm quá trình già của tế bào. B. kích thích sự nảy mầm của hạt. C. kích thích sự rụng lá, khi hoa già, quả đang chín. D. kích thích sinh trưởng chiều cao của cây.
Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật làA. các điều kiện môi trường và điều kiện canh tác, chăm sóc. B. hoocmôn sinh trưởng và điều kiện canh tác. C. gen và điều kiện môi trường. D. hoocmôn sinh trưởng và điều kiện môi trường.
Trong quá trình phát triển ở động vật, sự phát triển qua biến thái là trường hợpA. hợp tử phát triển qua nhiều giai đoạn phôi bào mới hình thành con non. B. cơ thể mới được hình thành phải trải qua giai đoạn nhộng. C. không đẻ con trực tiếp mà phải qua các giai đoạn phát triển phôi. D. con non mới nở gọi là ấu trùng, chưa giống con trưởng thành mà phải qua nhiều biến đổi về hình thái, sinh lý, mới đạt được cơ thể trưởng thành.
Động vật nào sau đây có sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?A. Cá chép, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa. C. Bọ ngựa, cào cào. D. Bọ ngựa, bọ rùa.
Ở người, nếu ưu năng tuyến yên vào tuổi trưởng thành sẽ mắc bệnhA. phù thủng. B. to đầu xương chi (triển đầu). C. khổng lồ. D. thần kinh phân liệt.
Cho các đặc điểm sau:I. Đàn ông có râu, giọng nói trầm.II. Gà trống có mào, cựa phát triển; màu lông sặc sỡ.III. Cơ quan sinh dục tạo tinh trùng.IV. Hươu đực có sừng, sư tử đực có bờm.V. Cơ quan sinh dục tạo trứng.Đặc điểm được gọi là tính trạng sinh dục thứ sinh làA. II, IV. B. III, V. C. I, II, III, IV, V. D. I, II, IV.
Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật làA. sinh sản phân đôi và sinh sản sinh dưỡng. B. sinh sản nảy chồi và sinh sản sinh dưỡng. C. sinh sản có sự kết hợp của các giao tử và sinh sản sinh dưỡng. D. sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
Đặc trưng không phải của sinh sản hữu tính làA. luôn giữ lại những tính trạng mong muốn. B. luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của 2 bộ gen. C. luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử. D. tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường biến đổi.
Ở loài ong, kết quả của hình thức trinh sinh nở raA. ong đực, mang bộ NST lưỡng bội. B. ong thợ, mang bộ NST đơn bội. C. ong chúa, mang bộ NST lưỡng bội. D. ong đực mang bộ NST đơn bội.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến