Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, mạch hở X bằng một lượng không khí (chứa 20% thể tích O2, còn lại là N2) vừa đủ, thu được 0,08 mol CO2; 0,1 mol H2O và 0,54 mol N2. Khẳng định nào sau đây là đúngA. Số nguyên tử H trong phân tử X là 7. B. Giữa các phân tử X không có liên kết hiđro liên phân tử. C. X có thể là amin bậc hai. D. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là 1.
Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?A. anilin. B. metylamin. C. amoniac. D. đimetylamin.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng nước vôi trong thì thấy khối lượng bình (1) tăng 12,6 gam, bình (2) có 30 gam kết tủa và còn 2,24 lít khí N2 bay ra. Lọc bỏ kết tủa ở bình (2) và đun nóng nước lọc thì thu được thêm 15 gam kết tủa nữa. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có chứa muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X làA. H2N-CH2-COO-C3H7. B. H2N-CH2-COO-CH3. C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Cho 0,01 mol α - amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1M hay 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Nếu cho 0,03 mol X tác dụng với 40 gam dung dịch NaOH 7,05% cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 6,15 gam chất rắn. Công thức của X làA. (H2N)2C3H5COOH. B. H2NC4H7(COOH)2. C. H2NC2H3(COOH)2. D. H2NC3H5(COOH)2.
Cho 0,1 mol amino axit X có công thức dạng R(NH2)(COOH)2 vào dung dịch H2SO4 1,5M thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết với chất tan trong dung dịch Y cần dùng dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 43,8 gam hỗn hợp muối. Công thức của X làA. C4H7(NH2)(COOH)2. B. C5H9(NH2)(COOH)2. C. C3H5(NH2)(COOH)2. D. C2H3(NH2)(COOH)2.
Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit?H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH(C6H5)–CH2–CO–HN–CH2–COOHA. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Tên gọi amin nào sau đây là không đúng?A. C6H5-NH2 alanin. B. CH3-CH2-CH2-NH2 n-propylamin. C. CH3-CH(CH3)-NH2 isopropylamin. D. CH3-NH-CH3 dimetylamin.
Cho các cặp chất sau đây(a) C6H5ONa và NaOH (b) C6H5ONa và C6H5NH3Cl(c) C6H5OH và C2H5ONa (d) C6H5OH và NaHCO3(e) CH3NH3Cl và C6H5NH2.Các cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch làA. (b), (c), (d). B. (a), (d), (e). C. (a), (b), (d), (e). D. (a), (b), (c), (d).
Chọn câu sai A. Cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính. B. Các aminoaxit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường. C. Axit glutamit làm quỳ tím hóa đỏ. D. Lysin làm quỳ tím hóa xanh.
Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần % khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X làA. CH2=CHCOONH4. B. H2NCOO-CH2CH3. C. H2NCH2COO-CH3. D. H2NC2H4COOH.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến