Cho 8,96 lít khí CO (ở đktc) từ từ qua ống sứ nung nóng đựng 11,6 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 18. Công thức oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO trong hỗn hợp sau phản ứng là A. Fe3O4 và 50,00%. B. Fe2O3 và 50,00%. C. FeO và 75,00%. D. Fe2O3 và 25,00%.
Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 8,96 lít khí CO (đktc), thu được b gam kim loại M. Hòa tan hết b gam M bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 6,72 lít khí không màu, hóa nâu ngoài không khí (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy là A. Cr2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. CrO.
Khử 4,8 gam hỗn hợp CuO và một oxit sắt có tỉ lệ số mol 1 : 1 bằng khí CO (dư). Sau phản ứng thu được 3,52 gam chất rắn X. Hoà tan X vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,896 lít khí (ở đktc) (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Công thức sắt oxit là: A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO2.
Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ nung nóng đựng m gam Fe2O3. Sau khi kết thúc thí nghiệm, thu được hỗn hợp rắn X gồm 4 chất cân nặng 24,8 gam. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là A. 28,8. B. 27,2. C. 32,0. D. 30,4.
Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 với số mol bằng nhau phản ứng với khí CO nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm Fe, FeO, Fe3O4 nặng 4,8 gam. Hoà tan hỗn hợp Y bằng dung dịch HNO3 dư được 0,56 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 7,56. B. 5,22. C. 3,78. D. 10,44.
Cho 1,344 lit NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng thu được chất rắn A và giải phóng khí B. Cho chất rắn A vào dung dịch HCl 2M dư. Số mol HCl tham gia phản ứng là: A. 0,22 mol. B. 0,098 mol. C. 0,20 mol. D. 0,11 mol.
Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 12,37%. B. 87,63%. C. 14,12%. D. 85,88%.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp MgCl2, FeCl3, CuCl2 vào nước dung dịch A. Dẫn luồng khí H2S qua dung dịch A đến dư được kết tủa nhỏ hơn 2,51 lần lượng kết tủa sinh ra khi cho dung dịch BaS dư vào dung dịch A. Tương tự nếu thay FeCl3 bằng FeCl2 trong A với khối lượng như nhau (được dung dịch B) thì lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch H2S dư vào B nhỏ hơn 3,36 lần lượng kết tủa sinh ra khi cho dung dịch BaS dư vào B. Viết các phương trình phản ứng và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Bác Gia Nô trả lời 21.07.2018 Bình luận(0)
// Hỗn hợp E gồm 2 peptit mạch hở X, Y đều tạo bởi alanin và valin, Mx < My. Tổng số nguyên tử oxi trong phân tử X và Y là 11, số liên kết peptit trong X hoặc Y không nhỏ hơn 3. Thủy phân hoàn toàn 99,4 gam hỗn hợp E cần 1,1 lít dung dịch KOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 99,4 gam hỗn hợp E cần 132,72 lít O2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của X trong hỗn hợp E là A. 48,48%. B. 54,54%. C. 54,02%. D. 62,52%.
Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau: Giá trị của b là: A. 0,10 B. 0,12 C. 0,08 D. 0,11
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến