1. Phó từ là từ:
a) Luôn đi kèm với động từ, tính từ
b)Bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đi kèm đó.
Dựa vào vị trí của phó từ khi kết hợp với động từ và tính từ, SGK phân ra thành hai loại:
a) Loại phó từ đứng trước động từ, tính từ. Đó là các phó từ như :
+ đã, từng, đang,… : đã học, từng xem, đang giảng bài,…
+ rất, hơi, khá , . : rất giỏi, hơi lạnh, khá xinh,…
+ cũng, vẫn, đều,… : cũng nói, vẫn cười, đều tốt,…
+ không, chưa, chẳng,… : không học, chưa làm bài, chẳng vẽ,…
+ hãy, đừng, chớ,… : hãy trật tự, đừng dựng xe, chớ trèo cây,…
b) Loại phó từ đứng sau động từ, tính từ. Đó là các phó từ như :
+ lắm, quá, cực kì… : tốt lắm, đẹp quá, hay cực kì,.,.
+ được,… : nói được, ăn được,…
+ mất, ra, đi,.., : chạy mất, bay mất, nở ra, trốn đi, bỏ đi,…
2. So sánh là đối chiếu sự vật ,sự việc này với sự vật,sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt.
-Cấu tạo của phép so sánh là:
+ Câu a: Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh. Sử dụng dấu hai chấm thay cho từ so sánh
+ Câu b: từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A.
-So sánh có tác dụng gợi hình ,giúp cho việc miêu tả sự vật ,sự việc được cụ thể ,sinh động ,vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc .
BẠN ƠI MÌNH CHƯA HIỂU CÂU 3 NÊN MÌNH CHƯA LÀM ĐƯỢC
4.Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Cách thức miêu tả:
Quan sát nêu lên những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc.
Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.