*Trả lời:
Câu 1:
*Gíao dục:
- Dựng lại Quốc Tử Gíam, mở nhiều trường học.
- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.
- Tổ chúc thi thường xuyên và chặt chẽ qua 3 kì (thi hương, thi hội, thi đình) để tuyển chọn nhân tài.
⇒ Đã đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước.
*Khoa học:
- Có nhiều tác phẩm khoa học thành văn phong phú, đa dạng trong các lĩnh vực sử học, địa lý. y học, toán học, ...
*Nghệ thuật:
- Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Nghê thuật kiến trúc có phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
*Nhận xét:
=> Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV trên các lĩnh vực: giáo dục, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật.
Câu 2:
1. Tư tưởng, tôn giáo
- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.
- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.
=> Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
2. Giáo dục và văn học
*Giáo dục:
- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.
*Văn học:
- Nho giáo suy thoái.
- Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan
- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
- Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
3. Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật
* Nghệ thuật:
- Kiến trúc điêu khắc: Chùa Thiên Mụ(Huế), tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây Phương
- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
*Khoa học - kỹ thuật:
- Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên...
- Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
- Quân sự: Hổ trướng khu cơ.
- Triết học: Tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
- Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
- Đúc súng đại bác theo phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.
Câu 3:(là câu 9): Mong bạn thông cảm cho mik không biết câu này<