Một vật nặng treo vào một đầu của một lò xo làm cho lò xo dãn ra 0,8 cm. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Hệ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng . Chu kỳ dao động của hệ là:
A. 1,8 s; B. 0,8 s; C. 0,18 s; D. 0,36 s.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Di chuyển vật từ VTCB hướng xuống đến M có li độ xM =2cm rồi thả nhẹ, vật dao động điều hòa với chu kì 0,4 s. Tính tỉ số giữa lực đàn hồi của lò xo khi vật ở VTCB và khi vật ở M A.2/3
B. 0,4;
C.1/3
D. 0,6.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng m = 200 g, lò xo có độ cứng k = 200 N/m. Vật dđđh với biên độ A = 2 cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi cực tiểu và cực đại của lò xo trong quá trình dao động: A. 2 N và 6 N; B.0 N và 6 N; C.1 N và 4 N; D. 0 N và 4 N.
Con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể. Hòn bi đang ở vị trí cân bằng thì được kéo xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn 3 cm rồi thả ra cho nó dao động. Hòn bi thực hiện 50 dao động mất 20 s. Tỉ số độ lớn lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu của lò xo khi dao động là: A. 5;
B. 4;
C. 7;
D. 3.
Một lò xo nhẹ đầu trên gắn cố định, đầu dưới gắn vật nhỏ m. Chọn trục Ox thẳng đứng, gốc O ở vị trí cân bằng của vật. Vật dao động điều hoà trên Ox với phương trình x=10cos10t cm, khi vật ở vị trí cao nhất thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn là A. 0 N; B. 1,8 N; C. 1 N; D.10 N.
Một con lắc lò xo có khối lượng của vật nặng m = 1,2 kg, dđđh theo phương ngang với phương trình: x = 10cos(5t +2π/3) cm. Độ lớn của lực đàn hồi tại thời điểm t = π/5 s là: A. 1,5 N;
B.3 N;
C. 150 N;
D. 300 N.
Một lò xo có k=20 N/m treo thẳng đứng, gắn vào lò xo một vật có khối lượng m=200 g. Từ vị trí cân bằng, đưa vật lên một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ. Lấy g=10 m/s2. Chiều dương hướng xuống. Giá trị cực đại của lực hồi phục và lực đàn hồi là: A.1 N, 2 N; B.2 N, 3 N; C.2 N, 5 N; D.1 N, 3N;
Một lò xo nhẹ đầu trên gắn cố định, đầu dưới gắn vật nhỏ m. Chọn trục Ox thẳng đứng, gốc O ở vị trí cân bằng của vật. Vật dao động điều hoà trên Ox với phương trình x=10cos10t cm, khi vật ở vị trí cao nhất thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn là A. 0 N;
B. 1,8 N;
C. 1 N;
D.10 N.
Một con lắc lò xo gồm lò xo độ cứng k=0,2N/cm, vật nặng có khối lượng m= 100g được treo thẳng đứng. Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới một a.
a) Viết phương trình dao động của con lắc khi a = 3cm. b) Tính lực đàn hồi lớn nhất và lực đàn hồi nhỏ nhất, lực phục hồi cực đại của con lắc trong 2 trường hợp: + a = 3 cm; + a = 8 cm
Con lắc lò xo thẳng đứng có m =100 g..Trong quá trình dao động, lực đẩy cực đại tác dụng lên điểm treo có độ lớn bằng trọng lực tác dụng lên vật. Lực hồi phục cực đại là: A .3 N; B.1 N; C.1,5 N; D. 2 N.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng được kích thích cho dao động điều hòa. Thời gian quả cầu đi từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất là 1,5 s và tỉ số giữa độ lớn của lực đàn hồi lò xo và trọng lượng quả cầu gắn ở đầu con lắckhi nó ở vị trí thấp nhất là 76/75.Biên độ dao động là: A. 5 cm; B. 3 cm; C. 4 cm; D. 2 cm.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến