Một con lắc lò xo có biên độ dao động 5 cm, có tốc độ cực đại là 1 m/s và cơ năng là 1 J. Tính độ cứng của lò xo, khối lượng của vật nặng và tần số dao động của con lắc. A.800 N/m; 10/ᴫ Hz;
B.400 N/m;10/ᴫ Hz;
C.200 N/m; 1/ᴫ Hz;
D.800 N/m;1/ᴫ Hz.
Con lắc lò xo có k= 60 N/m, chiều dài tự nhiên 40 cm, treo thẳng đứng đầu trên gắn vào điểm C cố định, đầu dưới gắn vật m=300 g , vật dao động điều hòa với A=5 cm. Khi lò xo có chiều dài lớn nhất giữ cố định điểm M của lò xo cách C là 20 cm, lấy g=10 m/s2. Khi đó cơ năng của hệ là
A. 0,08 J;
B. 0,045 J;
C. 0,18 J;
D. 0,245 J.
Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng có phương trình x= Acos (ωt), x tính bằng cm, t tính băng giây (s). Biết rằng cứ sau những khoản thời gian bằng nhau, và bằng π/60 s, thì động năng của vật bằng thế năng của lò xo. Khi đó chu kỳ dao động của vật là: A.π/15 s;
B. π/60 s;
C. 2π/60 s
D. 2π/30 s.
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo trục x nằm ngang. Lò xo có độ cứng 100 N/m. Khi vật có khối lượng m của con lắc đi qua vị trí có li độ x = 4 cm theo chiều âm thì thế năng của con lắc đó là: A. 8 J;
B. 0,08 J;
C. -0,08 J;
D. không xác định được.
Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng với cơ năng là 72 mJ. Vật mắc với lò xo có khối lượng 100 g, cho g = 10 m/s2 . Khi hệ ở yên thì độ giãn của lò xo là 5 cm.Biên độ dao động của vật là: A. 8 cm;
B. 7,5 cm;
C. 8,5 cm;
D. 6,5 cm.
Một con lắc lò xo có độ cứng 150 N/m và có năng lượng dao động là 0,12 J. Biên độ dao động của nó là: A. 0,04 cm;
B. 4 mm;
C. 4 cm;
D. 2 cm.
Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Trong thời gian 9 s, vật thực hiện được 6 dao động toàn phần. Thế năng của lò xo ở con lắc biến thiên với chu kì Tt là
A. 0,75 s;
B. 1,5 s;
C. 3 s;
D. 2 s.
Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa theo phương ngang. Lò xo có độ cứng 40 N/m. Khi vật m của con lắc đang qua vị trí có li độ x = -2 cm thì thế năng của con lắc là: A. -0,016 J;
B. -0,008 J;
C. 0,016 J;
D. 0,008 J.
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Biết rắng khi động năng và thế năng của vật bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn 0,6 m/s. Xác định biên độ dao động của con lắc.
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng 50 g. Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương trình x = A cos(ωt). Cứ sau khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Tính độ cứng của lò xo.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng có khối lượng m và lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng 100 N/m. Kéo vật nặng xuống phía dưới cách vị trí cân bằng 5√2 cm và truyền cho nó vận tốc 20π√2 cm/s thì vật dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Tính khối lượng của vật nặng và cơ năng của con lắc.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến