Phản ứng nào sau đây chứng tỏ FeCl2 có tính oxi hoá ?
A. Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
B. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.
C. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.
D. FeCl2 + Pb(NO3)2 → Fe(NO3) 2 + PbCl2
a đúng
Hai hợp chất hữu cơ X, Y đều được tạo thành từ ba nguyên tố C, H,O và chì chứa một loại nhóm chức, Y là hợp chất thơm, X có khối lượng phân tử là 76. Khi cho 1,14 gam X tác dụng với Na dư, thu được 336 ml khí (đktc). Chất z (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) được tạo thành khi cho X tác dụng với Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam z cần 1,288 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 11 : 6. Mặt khác, 4,48 gam z tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. số công thức cấu tạo phù hợp của z là
A. 5. B. 6. C. 9. D. 10
Hỗn hợp T gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 :3: 4.Thuỷ phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là amino axit no, có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn họp T, thu được N2 và 0,74 mol CO2, a mol H2O. Giá trị của a gần nhất với
A. 0,65 B. 0,67. C. 0,69. D. 0,72.
Cho, hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 a mol/1 và Cu(NO3)2 b mol/l (a : b = 2 : 1), thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và dung dịch z. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được 4,032 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cho z tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 2,4 gam chất rắn duy nhất. Giá trị của m gần đúng nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 12 B. 16 C. 14 D. 10
Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm : Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H3 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hoà tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 22,96. B.25,12. C. 26,20. D. 28,36.
Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân chất béo tristearin trong dung dịch H2SO4 loãng là glixerol
A. C17H33COOH
B. C15H31COOH
C. C17H31COOH
D. C17H35COOH
Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng để thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường
A. Than đá
B. Xăng, dầu
C. Khí hiđro
D. Khí butan (gas)
Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ ta có thể dùng :
A. Kim loại Mg dư.
B. Dung dịch KI dư.
C. KMnO4 dư trong H2SO4.
D. Dung dịch AgNO3 dư.
Peptit X mạch hở tạo từ các a-amino axit (chứa một nhóm -COOH và một nhóm –NH2). Thuỷ phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH thì thu được (a + 14,2) gam muối. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch HC1 dư thì thu được (a + 20,0) gam muối. Vậy X thuộc loại peptit nào sau đây ?
A. pentapeptit
B. tripeptit
C. hexapeptit
D. tetrapeptit
Hỗn hợp M gồm este đơn chức X, hai anđehit đồng đẳng kế tiếp Y và z (My < Mz). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M cần vừa đủ 8,4 lít khí O2(đktc), thu được 7,84 lít khí CO 2(đktc) và 5,4 gam H2O. Đun 0,2 mol hỗn hợp M với dung dịch NaOH vừa đủ rồi thêm dung dịch AgNO 3 trong NH3 tới khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Giá trị của m là
A. 64,8 B. 75,6. C. 0.54. D. 43,2
Hoà tan hết 40,1 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X có chứa 11,2 gam NaOH và 3,136 lít khí H2 (đktc). Sục 0,46 mol khí CO2 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Dung dịch z chứa HCl 0,3M và H2SO4aM. Cho từ từ 200 ml dung dịch z vào dung dịch Y, thấy thoát ra x mol khí CO2. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào 200 ml dung dịch z, thấy thoát ra 1,2x mol khí CO2. Giá trị của a là
A. 0,4. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến