A, MB
- GIỚI THIỆU tác giả Hồ Chí Minh: Bác Hồ chính là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Người đã dành cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đem lại ánh sáng và hạnh phúc cho toàn thể nhân dân VN. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người, không ít lần Người bị bắt giam ở các nhà tù khác nhau. Và cũng trong thời gian ở tù đó, Người đã sáng tác biết bao nhiêu tác phẩm có giá trị mãi mãi về sau, thể hiện được chất thi sĩ và chất chiến sĩ của người tù cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn. Một trong số đó, người đọc phải kể đến bài thơ Chiều tối (Mộ) của Người.
- Bài thơ rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Gới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Bác đang bị giải đi từ nhà tù Tĩnh Tây đến nhà tù Thiên Bảo và bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại.
B, TB
1, Chất cổ điển:
- Đầu tiên, chất cổ điển của bài thơ được thể hiện ở nghệ thuật miêu tả chấm phá. Hình ảnh "cánh chim" và "chòm mây" xuất hiện ở đầu bài thơ tạo nên nét chấm phá độc đáo trong thơ cổ. Những hình ảnh này xuất hiện càng lột tả nên sự cô đơn, lẻ loi và mệt mỏi của người tù cách mạng. "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ" cho thấy không gian hoàng hôn đang buông xuống, đè nặng trĩu lên cánh chim bé nhỏ, cô đơn.
- Không gian trở nên cô đơn, hiu vắng qua hình ảnh "Chòm mây lơ lửng giữa tầng không". Cả 2 hình ảnh này đều thể hiện sự nặng nề của không gian đang dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh lặng và trong đó, người tù hiện lên với sự cô đơn, nhỏ bé và lẻ lỏi giống như cánh chim và chòm mây kia vậy.
2, Chất hiện đại:
- Tuy nhiên, chất hiện đại trong bài thơ được Bác sử dụng vô cùng tài tình qua hình ảnh của 2 dòng thơ cuối "Cô em xóm núi xay ngô tối/ Xay hết lò than đã rực hồng". Hình ảnh xay ngô của người lao động làm cho bức tranh trở nên sinh động và giàu sức sống hơn bao giờ hết, đó chính là vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động. Tuy nhiên, chất hiện đại còn được thể hiện sâu sắc qua hình ảnh "lò than đã rực hồng".
- Với Bác, đây không chỉ là ánh sáng lò than đơn thuần mà đây là ánh sáng của tinh thần Hồ Chí Minh, là tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, can đảm của người tù cách mạng. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, Bác hiện lên với phong thái lạc quan và vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đây chính là chất hiện đại của bài thơ, là tinh thần cách mạng kiên cường và bất khuất của vị lãnh tụ vĩ đại.
C, KB
Tóm lại, bài thơ Chiều tối chính là một trong những bài thơ kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại trong các sáng tác của Bác Hồ. Ở đó ta thấy được tình yêu cuộc sống cùng phong thái ung dung, lạc quan của Người trong hoàn cảnh khó khăn.
BÀI LÀM
Bác Hồ chính là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Người đã dành cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đem lại ánh sáng và hạnh phúc cho toàn thể nhân dân VN. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người, không ít lần Người bị bắt giam ở các nhà tù khác nhau. Và cũng trong thời gian ở tù đó, Người đã sáng tác biết bao nhiêu tác phẩm có giá trị mãi mãi về sau, thể hiện được chất thi sĩ và chất chiến sĩ của người tù cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn. Một trong số đó, người đọc phải kể đến bài thơ Chiều tối (Mộ) của Người. Bài thơ rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Gới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Bác đang bị giải đi từ nhà tù Tĩnh Tây đến nhà tù Thiên Bảo và bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại.
Đầu tiên, chất cổ điển của bài thơ được thể hiện ở nghệ thuật miêu tả chấm phá. Hình ảnh "cánh chim" và "chòm mây" xuất hiện ở đầu bài thơ tạo nên nét chấm phá độc đáo trong thơ cổ. Những hình ảnh này xuất hiện càng lột tả nên sự cô đơn, lẻ loi và mệt mỏi của người tù cách mạng. "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ" cho thấy không gian hoàng hôn đang buông xuống, đè nặng trĩu lên cánh chim bé nhỏ, cô đơn. Không gian trở nên cô đơn, hiu vắng qua hình ảnh "Chòm mây lơ lửng giữa tầng không". Cả 2 hình ảnh này đều thể hiện sự nặng nề của không gian đang dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh lặng và trong đó, người tù hiện lên với sự cô đơn, nhỏ bé và lẻ lỏi giống như cánh chim và chòm mây kia vậy. Tuy nhiên, chất hiện đại trong bài thơ được Bác sử dụng vô cùng tài tình qua hình ảnh của 2 dòng thơ cuối "Cô em xóm núi xay ngô tối/ Xay hết lò than đã rực hồng". Hình ảnh xay ngô của người lao động làm cho bức tranh trở nên sinh động và giàu sức sống hơn bao giờ hết, đó chính là vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động. Tuy nhiên, chất hiện đại còn được thể hiện sâu sắc qua hình ảnh "lò than đã rực hồng". Với Bác, đây không chỉ là ánh sáng lò than đơn thuần mà đây là ánh sáng của tinh thần Hồ Chí Minh, là tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, can đảm của người tù cách mạng. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, Bác hiện lên với phong thái lạc quan và vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đây chính là chất hiện đại của bài thơ, là tinh thần cách mạng kiên cường và bất khuất của vị lãnh tụ vĩ đại.
Tóm lại, bài thơ Chiều tối chính là một trong những bài thơ kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại trong các sáng tác của Bác Hồ. Ở đó ta thấy được tình yêu cuộc sống cùng phong thái ung dung, lạc quan của Người trong hoàn cảnh khó khăn.