1)Em hãy phân biệt
-Châu Giao là gì ?
TL : Giao Châu là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay.
-Giao Châu là gì ?
TL: Giao Châu là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay.
-Giao Chỉ là gì ?
TL: Giao Chỉ là tên gọi địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc.
2)Năm179 TCN Triệu Đà chia Âu Lạc thành mấy quận ? kể tên các quận.
TL : - Theo sử sách, Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân .
3)Hai Bà trưng đã làm gì sau khi dành đôc lập ?
TL : Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
4)Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra vao thời gian nào , địa điểm ở đâu ?
TL : Giữa thế kỉ III (năm 248) , ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
5)Nước Âu Lạc từ thế kỉ thứ hai đến thế kỉ thứ nhất có gì thay đổi ?
TL :
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
- Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
- Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
- Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.
6)Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị anh hùng nói lên điều gì ?
TL : Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.
7)Em hãy trình bày những chuyển biến về xã hội văn hóa nước ta từ thế kỉ một đến thế kỉ sáu diễn ra ntn?
TL :
Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.