Ở một loài động vật, khi cho lai $\frac{DE}{de}AaBb \times \frac{DE}{de}AaBb$
. Biết các gen liên kết hoàn toàn các giao tử kết hợp một cách ngẫu nhiên. Theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa tạo ra ở đời con là
số kiểu gen tối đa ở đời con là: 4 x 9=36
Xét các trường hợp sau: (1) Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng và trên một cặp NST có nhiều cặp gen. (2) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen. (3) Gen nằm trên NST thường và trên mỗi cặp NST có nhiều cặp gen. (4) Gen nằm trên NST thường và trên mỗi cặp NST có ít cặp gen. (5) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có ít gen. (6) Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên một NST có nhiều gen. Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp gen không tồn tại thành cặp alen?
Để tạo động vật chuyển gen, người ta thường dùng phương pháp vi tiêm để tiêm gen vào hợp tử, sau đó hợp tử phát triển thành phôi, chuyển phôi vào tử cung con cái. Việc tiêm gen vào hợp tử được thực hiện khi A. tinh trùng bắt đầu thụ tinh với trứng. B. nhân của tinh trùng đã đi vào trứng nhưng chưa hòa hợp với nhân của trứng. C. hợp tử đã phát triển thành phôi. D. hợp tử bắt đầu phát triển thành phôi.
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi ADN mà không có ở quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực? (1) Sự tháo xoắn đoạn ADN diễn ra theo hai hướng ngược nhau. (2) Mạch pôlinuclêôtit mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’, ngược chiều với sợi ADN khuôn. (3) Ađênin của môi trường liên kết với Timin của mạch ADN khuôn trong quá trình tổng hợp. (4) Enzim nối ligaza xúc tác hình thành các liên kết hóa trị nối các đoạn mạch pôlinuclêôtit mới. (5) Điểm khởi đầu tổng hợp mạch mới nằm tại những điểm xác định ở giữa phân tử ADN. (6) Khi enzim polimeraza trượt qua thì hai mạch của ADN khuôn đóng xoắn lại với nhau.
Vi khuẩn Nitrosobacter tham gia vào quá trình nào dưới đây?
A. Chuyển hoá amôn trực tiếp thành nitrat. B. Chuyển hoá nitrat thành nitơ phân tử. C. Chuyển hoá nitrat thành nitrit. D. Chuyển hoá nitrit thành nitrat
Bằng phương pháp phân tích hóa sinh dịch ối người ta có thể phát hiện sớm bệnh, tật di truyền nào sau đây ở thai nhi? A. Bệnh bạch tạng B. Tật dính ngón tay 2-3 C. Bệnh Phêninkêtô niệu. D. Hội chứng Đao.
Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn v i nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào A. Cách li cơ học. B. Cách li sinh thái. C. Cách li tập tính. D. Cách li không gian.
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Phép lai giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ dị hợp với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ, trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Tần số hoán vị gen ở ruồi giấm cái là 30% (2) Kiểu gen của ruồi (P) là $\frac{AB}{ab}X^{D}X^{d} \times \frac{AB}{ab}X^{D}Y$ (3) Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là 6,75%. (4) Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là 5,25%. (5) Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng ở F1 là 17,5%.
Trong một thí nghiệm nhân giống cá thể của một quần thể động vật. Sau nhiều thế hệ, có 25% cá thể động vật có tính trạng lặn (aa), bằng tỷ lệ phần trăm như lúc bắt đầu chương trình nhân giống. Phần còn lại là các cá thể có kiểu hình đồng hợp tử trội và dị hợp, kết luận hợp lý nhất có thể được rút ra từ thực tế tần số của tính trạng lặn (aa) đã không thay đổi theo thời gian?
Bệnh xơ nang (CF) do gen lặn qui định. Bố mẹ bình thường có hai con bị bệnh CF. Xác suất tiếp theo họ sinh con là bình thường đối với bệnh này là bao nhiêu?
Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nucleotit và có tỉ lệ A/G=2/3 . Gen này bị đột biến mất một cặp nucleotit do đó giảm đi 2 liên kết hidro so với gen bình thường. Số lượng từng loại nucleotit của gen mới được hình thành sau đột biến là?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến