Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng:
Điểm mới của đề tài chính là đưa các kiến thức liên môn phù hợp với nội dung bài học vào giảng dạy. Việc đưa kiến thức liên môn phải linh hoạt, đa dạng qua các khâu, các bước của quá trình dạy học
Trong quá trình lên lớp GV có thể dạy học tích hợp theo nhiều cách khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng phân môn và từng bài học
Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
- Giải pháp 1: Cần phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phù hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó học sinh chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.
- Giải pháp 2: Trong quá trình soạn giáo án, GV cần xác định rõ : Mục tiêu bài dạy Những Phương pháp tích hợp và các phương tiên dạy học cần thiết nội dung cần tích hợp Thiết kế hệ thống câu hỏi theo trình tự hợp lý (định hướng phát triển năng lực HS)
- Giải pháp 3: Trong quá trình lên lớp GV có thể dạy học tích hợp theo nhiều cách khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng phân môn và từng bài học. Chẳng hạn:
1. Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ:
2. Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới.
3. Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài.
4. Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh, thiết bị công nghệ thông tin.
5. Tích hợp thông qua nội dung từng phần hay tổng kết giờ học.
6./Tích hợp thông qua hệ thống bài tập (ở lớp cũng như ở nhà )
7. Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra.
8.Tích hợp gắn với đời sống xã hội, rèn kỹ năng sống cho HS
Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:
+ Giải pháp này có thể áp dụng trên nhiều bộ môn học khác nhau
+ Có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THCS.