a, Tác dụng
- Tạo nhịp điệu cho câu văn
- Thể hiện những điều mà người cha muốn nói với người con của mình
b, Nội dung chính của đoạn thơ: Những lời răn dạy, bài học mà người cha muốn nói với đứa con của mình.
c, Đoạn thơ trên đã thể hiện lời răn dạy của người cha với người con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Ai ai cũng có một quê hương - đó là nơi họ sinh ra và lớn lên, đó là nơi ta trở về sau mỗi lần vấp ngã, sau mỗi ngày học tập và làm việc mệt mỏi. Cội nguồn là một thứ thiêng liêng nhất, quý giá nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Tế Hanh đã từng nói "Quê hương mỗi người chỉ một, như là một mẹ mà thôi...". Vâng, đúng như nhà thơ Tế Hanh đã khẳng định mỗi người chỉ có một cội nguồn duy nhất, không ai có đến hai quê hương, hai cội nguồn. Chính bởi lẽ đó mà chúng ta luôn luôn phải biết trân trọng cội nguồn. Đã có rất nhiều người con xa xứ dù đi đến đâu, làm việc gì cũng luôn hướng về quê hương của mình. Như gia đinh chị Nguyễn THị Huệ, vì cuộc sống mà gia đình chị phải bôn ba nơi xứ người. Buồn bã biết mấy nhưng đau đớn nhất là khi không được đón Tết truyền thống ở mảnh đất hình chữ S. Ấy thế mà vẫn còn có những kẻ coi thường, bêu xấu cội nguồn của mình. Những người không biết trân trọng cội nguồn thì người đó xứng đáng bị mọi người phê phán, coi thường. Thật vậy, cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người chỉ có một và duy nhất, chính vì vậy mà mỗi người phải có trách nhiệm gìn giữ quê hương, đất nước.