Hòa tan hoàn toàn 6,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và Mg(NO3)2 trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và 0,54 mol HCl, đun nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y (chỉ chứa các muối) và 1,568 lít hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2 ở đktc. Tỉ khối Z so với CH4 là 1,25. Dung dịch Y có khả năng phản ứng tối đa với 285 ml dung dịch NaOH 2M, thu được kết tủa T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 4,8 gam chất rắn. Phần trăm Al2O3 trong hỗn hợp X là: A. 15,09% B. 30,18% C. 23,96% D. 60,36%
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm ba chất béo cần dùng 15,64 mol O2, thu được 187,2 gam nước. Nếu lấy 86,24 gam X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 8%, thu được m gam dung dịch Y. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Giá trị gần nhất của m là. A. 245 B. 240 C. 230 D. 235
Cho phương trình hóa học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + NO2 + N2O + H2O. (Biết tỉ lệ mol NO : NO2 : N2O = 3 : 4 : 2) Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là: A. 120 B. 126 C. 134 D. 138
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,48% theo khối lượng) trong dung dịch chứa 5,36 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 260,3 gam muối clorua, đồng thời thoát ra 20,16 lít (đktc) khí Z gồm NO, H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 10/3. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng xuất hiện kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 59,2 gam rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây: A. 35% B. 25% C. 45% D. 15%
Cho các nguyên tố X1 (Z = 12), X2 (Z = 18), X3 (Z = 14), X4 (Z = 30). Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm là: A. X1, X2, X4 C. X1, X4 B. X1, X2 D. X1, X3
Cho từ từ 500 ml dung dịch HCl 2M vào 500 ml dung dịch X chứa Na2CO3 (x mol) và NaHCO3 (y mol), thấy thoát ra 13,44 lít khí ( đktc). Nếu cho từ từ 500ml dung dịch Y chứa Na2CO3 (y mol) và NaHCO3 (x mol) vào 500ml dung dịch HCl 1M thì cũng thu được 13,44 lít khí (đktc). Giá trị x và y lần lượt là : A. 0,3 và 0,6 C. 0,15 và 0,3 B. 0,4 và 0,8 D. 0,16 và 0,32
Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức. Cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 gam Ag. Cho 14,08 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit đồng đẳng liên tiếp và 8,256 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, mạch hở. Công thức của 2 ancol là A. C3H7OH và C4H9OH B. C4H9OH và C5H11OH C. C2H5OH và C3H7OH D. CH3OH và C2H5OH
Cho 1,68 gam Fe vào 200ml hỗn hợp dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,16M và AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A và dung dịch B. a) Tính khối lượng chất rắn A. b) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch B. Giả sử thể tích dung dịch không đổi. Vương Tuấn Khải trả lời 17.07.2018 Bình luận(0)
Khi thực hiện thí nghiệm, khối lượng dung dịch hoặc bình chứa sẽ thay đổi do phần thêm vào và phần thoát ra khác nhau. Sự thay đổi khối lượng kí hiệu là Δm. Δm = Lượng thêm vào – Lượng mất đi Δm > 0: Khối lượng tăng do Lượng thêm vào > Lượng mất đi. Δm < 0: Khối lượng giảm do Lượng thêm vào < Lượng mất đi. Δm = 0: Khối lượng không thay đổi. Khi xác định cái gì thêm vào, cái gì mất đi, việc quan trọng trước tiên là phải xác định được chủ thể của sự thay đổi khối lượng, tức là trả lời cho câu hỏi: Cái gì có khối lượng tăng? Cái gì có khối lượng giảm? (Chủ thể này luôn được nói rõ trong đề bài, chỉ cần chú ý khi áp dụng). Việc tiếp theo là xác định cái gì đã thêm vào chủ thể đó và cái gì đã mất đi từ chủ thể đó để đưa vào công thức. Ví dụ 1: Cho thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian, khối lượng thanh sắt tăng 12 gam. Chủ thể: Thanh Fe Sự thay đổi: Tăng Cái gì đã thêm vào?: Cu sinh ra bám vào. Cái gì đã mất đi?: Fe phản ứng, tan ra nên mất đi. Phương trình: Δm = mCu – mFe phản ứng = 12 Ví dụ 2: Cho thanh kẽm vào dung dịch Cu(NO3)2, sau một thời gian, khối lượng thanh kẽm giảm 0,3 gam. Chủ thể: Thanh Zn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Sự thay đổi: Giảm Cái gì đã thêm vào?: Cu sinh ra bám vào. Cái gì đã mất đi?: Zn phản ứng, tan ra nên mất đi. Phương trình: Δm = mCu – mZn phản ứng = -0,3 Ví dụ 3: Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp CO2 và hơi nước vào dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 25 gam. Chủ thể: Dung dịch Sự thay đổi: Giảm Cái gì đã thêm vào?: mCO2 và mH2O Cái gì đã mất đi?: mCaCO3 (Kết tủa không được tính vào phần dung dịch) Phương trình: Δm = mCO2 + mH2O – mCaCO3 = -25. Ví dụ 4: Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp CO2 và hơi nước vào dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa và khối lượng bình tăng 31 gam. Chủ thể: Bình Sự thay đổi: Tăng Cái gì đã thêm vào?: mCO2 và mH2O Cái gì đã mất đi?: Không có, do CaCO3 vẫn nằm trong bình. Phương trình: Δm = mCO2 + mH2O = 31
Hai dung dịch có pH bằng nhau là: NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan hệ giữa a và b là: A. a = b B. b ≤ a C. b = 2a D. a = 2b
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến