Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 4:
*Loài sinh học là một hoặc 1 nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản, cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác
*Loài thân thuộc là những loài có quan hệ gần gũi về mặt nguồn gốc. Để xác định hai cá thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài thân thuộc thì người ta sử dụng các tiêu chuẩn sau:
1.Tiêu chuẩn hình thái
- Các cá thể cùng loài có chung một hệ tính trạng. Trái lại, giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái, nghĩa là có sự đứt quãng về một tính trạng nào đó.
- Ví dụ: Loài rau dền gai và rau dền cơm là hai loài khác nhau.
- Ưu điểm: Dễ sử dụng
- Nhược điểm: Tiêu chuẩn hình thái chỉ có tính chất tương đối vì:
+ Có những loài khác nhau nhưng lại giống nhau về hình thái (những loài anh em ruột hay những loài đồng sinh). Ví dụ: Loài giun đũa kí sinh trên người và loài giun đũa kí sinh trên lợn.
+ Có những cá thể cùng loài nhưng lại khác nhau về hình thái vì điều kiện sống khác nhau (thường biến) hoặc do ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Ví dụ: Cóc và nòng nọc.
2.Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái
- Trong trường hợp đơn giản: hai loài thân thuộc chiếm 2 khu phân bố riêng biệt. Ví dụ: Ngựa hoang chỉ phân bố ở Trung Á, ngựa vằn chỉ phân bố ở Châu Phi.
- Trường hợp phức tạp: Hai loài có khu phân bố trùng nhau một phần hay trùng nhau hoàn toàn nhưng mỗi loài thích nghi với điều kiện sống nhất định. Ví dụ: Loài mao lương sống ở bãi cỏ ẩm và loài mao lương sống ở bờ ao trong cùng một khu vực địa lí.
- Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái cũng chỉ mang tính chất tương đối vì với những loài phân bố khắp thế giới thì đặc trưng địa lí không còn ý nghĩa. Có những loài thân thuộc có khu phân bố hoàn toàn trùng nhau.
3. Tiêu chuẩn sinh lí - sinh hóa
- Prôtêin tương ứng ở các loài khác nhau được phân biệt ở một số đặc tính. Ví dụ: Prôtêin trong tế bào biểu bì, hồng cầu, trứng của ếch hồ Miền Nam (Liên Xô cũ) chịu nhiệt cao hơn prôtêin tương ứng của loài ếch cỏ miền Bắc (Liên Xô cũ).
4. Tiêu chuẩn di truyền
- Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng, cách phân bố gen, do đó lai khác loài thường không có kết quả → giữa hai loài có sự cách li sinh sản (cách li di truyền) ở nhiều mức độ.
- Mặc dù tiêu chuẩn cách li sinh sản được coi là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt hai loài thân thuộc. Tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản để phân biệt các loài là không hề đơn giản vì nhiều khi không nhận biết được liệu hai quần thể đó trong tự nhiên có thực sự cách li sinh sản với nhau hay không và cách li ở mức độ nào. Mặt khác, tiêu chuẩn cách li sinh sản không thể áp dụng với các loài sinh sản vô tính. Vì vậy, để phân biệt loài này với loài kia, nhiêu lúc chúng ta phải sử dụng nhiều đặc điểm về hình thái, sinh lí, sinh hóa, di truyền....
*Không có cái nào quan trọng nhất đâu bn, cái nào cx quan trọng hết, tùy vào từng trường hợp mà sử dụng khác nhau
Trên đây là ý kiến của mình thoi, nếu sai mong bn thông cảm.