Câu 1: Đặc điểm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long ?
1 Nông nghiệp
- Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước
- Nông nghiệp giữ vai trò hàng đầu trong việc bảo đảm an toàn lương thực cũng như xuất khẩu
- D.tích trồng lúa chiếm 51,1%, sản lượng 51,4% so với cả nước
- Vùng trồng cây ăn quả, mía nổi tiếng
- Chăn nuôi khá phát triển, chủ yếu vịt đàn
- Tổng lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước ( Cà Mau , Kiêng Giang, An Giang
2 Công nghiệp
- Vào năm 2002 tỉ trọng thấp : 20%GDP
- Các nggành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm,vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp
3 Dịch vụ
- Bắt đầu phát triển gồm các nghành xuất nhập khẩu , vận tải , đường thủy, du lịch
- Hàng xuất khẩu chủ lực : gạo
Câu 2: Nêu ý nghĩa và các biện pháp của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ?
+ Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau. Hai loại đất này có giá trị trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo.
- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu )n
+ Các biện pháp cải tạo:
- Phát triển thủy lợi để thau chua, rửa mặn.
- Sử dụng các loại phân bón thích hợp để cải tạo đất.
- Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp.
- Bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn (ven biển) và rừng tràm (vùng trũng phèn).