3 nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 17; 18; 19; X; Y, Z có thể là:
A. Phi kim, kim loại, phi kim. B. Phi kim, phi kim, kim loại.
C. Kim loại, khí hiếm, phi kim. D. Phi kim, khí hiếm, kim loại
chọn đáp án d
cấu hình electron của x 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
cấu hình electron của y 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
cấu hình electron của z 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s1
vậy x là phi kim, y là khí hiếm, z là kim loại
Tính hóa trị của các nguyên tố gạch chân trong các công thức hóa học sau: AlCl3, CuSO4, N2O5, NO2, Fe(OH)3, SO2, Fe(NO3)2.
Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10, nguyên tố X thuộc loại.
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f.
Một Ion R3+ có phân lớp cuối cùng của cấu hình electron là 3d5. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 4p1 B.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 4s2 3d8. D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s3
Nguyên tử của nguyên tố hoá học A có Z = 20 có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là:
A. 3s2 3p2 B. 3s2 3p6 C. 3s2 3p4 D. 4s2 .
Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây có cấu hình electron là:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
A. Ca (Z = 20) B. Fe (Z = 26) C. Ni (Z = 28) D. K (Z = 19)
Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau:
a.1s2 2s2 2p6 3s2 c. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
b.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 d. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
Các nguyên tố kim loại là trường hợp nào sau đây?
A. a, b, c. B. a, b, d. C. b, c, d. D. a, c, d
Cấu hình electron của Cu (cho Z = 29) là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 B.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9 D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10
Trong các đồng vị sau 1H, 2H, 3H, đồng vị nào không có notron
A. 1H B. 2H C. 3H D. 1H và 2H
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học có cùng
A. số khối B. số e C. số p D. số n
Tìm phát biểu đúng nhất, trong nguyên tử trung hòa
A. số p = n B. số p = e C. số e = n D. A = p + e
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến