1. 3 câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu" Đói cho sạch, rách cho thơm".
- Gíây rách phải giữ lấy lề
- Chết vinh còn hơn sống nhục
- Chết đứng còn hơn sống quỳ
2.
- Tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ vì tục ngữ ngắn gọn, cô đọng, hàm súc. Đồng thời có nhịp điệu, có hình ảnh và có tính thực tiễn cao
- Câu tục ngữ có nghĩa là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa. Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.
3.
* 3 câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất
- Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống
-Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
- Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
* Phân tích câu tục ngữ "Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống"
Câu tục ngữ đã thể hiện kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta từ xa xưa.Trong câu tục ngữ, ông cha ta đã nhấn mạnh đến các yếu tố quan trọng thiết yếu trong quá trình canh tác nói chung và nghề trồng lúa nước nói riêng, đồng thời đề cập tới mức độ cần thiết của từng yếu tố.Trước hết đó là vai trò của nước trong quá trình sản xuất. Nước là một thành phần không thể thiếu đối với cây trồng, nó là thành phần chính và tham gia vào tất cả mọi qua trình cũng như hoạt động sống của cây. Tiếp theo đó là phân bón, phân bón là nguồn thức ăn và dinh dưỡng cần thiết cho cây, nuôi dưỡng cây sinh trưởng và phát triển. Đất có thể không cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển nên phải cần đến phân để hỗ trợ quá trình đó của cây. Nếu con người chăm chỉ tưới nước, bón phân thì cây mới có thể lớn khỏe, cho năng suất. Ở vị trí thứ ba là vai trò của con người, sự cần cù chăm chỉ của con người cũng là yếu tố quyết định đến nông nghiệp. Sự cần cù cần có cả về lao động chân tay và trí óc. Cuối cùng là vai trò của giống cây. Nguồn giống và chất lượng giống ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây trồng, cần có loại giống thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương thì công chăm bón, cần cù mới phat huy tác dụng. Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã khẳng định rõ vai trò của bốn yếu tố nước, phân bón, sự chăm chỉ của con người và giống cây trong quá trình sản xuất nông nghiệp và vẫn còn giá trị đến bây giờ.
4.
Câu tục ngữ " Người ta là hoa đất'' đã đề cập đến giá trị cao quý của con người. 'Hoa đất" chính là kết tinh những gì đẹp đẽ nhất của đất . Theo quan niệm của người xưa, đất là một trong những thứ quý giá nhất bởi có đất, người ta mới có thể cuốc cày, làm ăn và sinh sống. Đất là nguồn sống của vạn vật. Con người được ví như hoa đất có nghĩa con người mang trong mình những giá trị đẹp đẽ. Con người là vẻ đẹp của mọi vẻ đẹp trong cuộc sống, là sự kết tinh những giá trị tinh túy nhất.
5.
- Từ các cụ già tóc bạc...yêu nước, ghét giặc" ( rút gọn thành phần chủ vị)
- Có khi được... dễ thấy ( rút gọn chủ ngữ)
6.
- Khi rút gọn câu phải chú ý phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể, không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
* Ví dụ:
- Con đã làm hết vài tập của ngày hôm qua chưa?
- Rồi
( Người con đáp "Rồi" ở đây thể hiện sự thiếu tôn trọng với người mẹ của mình).