“ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quí chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao băng tước trật. Ban ơn lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu long hổ, bày tiệc văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất…
(Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục -2006).
Câu 1. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản ?
Câu 3. (2.0 điểm) Mệnh đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được tác giả triển khai như thế nào trong đoạn văn ?