Có gợi ý nha mn, mn làm theo gợi ý giùm mik!!!!!!!! III. Bài tập vận dụng. 1. Bài tập 1: Cảm nhận của em về bài ca dao sau: “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Gợi ý lập dàn bài: * Mở bài: Giới thiệu chung về đặc trưng của ca dao dẫn dắt đến bài ca dao cần cảm nhận, phân tích. *Thân bài: Cảm nhận chi tiết về nội dung, nghệ thuật bài ca dao - Có thể phân tích tách riêng nội dung, nghệ thuật ( phân tích theo chiều dọc) - Có thể phân tích kết hợp cả nội dung, nghệ thuật theo trình tự từng đoạn, từng phần ( phân tích theo chiều ngang) VD: phân tích theo chiều ngang. + Hai câu đầu: Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ. - Tại sao dân gian lại mượn hình ảnh ví von so sánh: Công cha - núi Thái Sơn Nghĩa mẹ - nước trong nguồn chảy ra. + Hai câu cuối: Nhắc nhở đạo hiếu làm con - Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, thể hiện bằng tình cảm chân thành, bằng hành động cụ thể: “thờ mẹ”, “kính cha” nghĩa là phải chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già sức yếu, làm cho cha mẹ vui lòng. - Hai chữ “ một lòng” ,“tròn” nói lên điều gì? (sự đinh ninh, sắt son, không thay đổi, diễn tả sự trọn vẹn của con cái ăn ơ thủy chung, tình nghĩa với cha mẹ mình.) - Hiếu thảo là thước do phẩm giá của con người, kẻ bất hiếu là kẻ đáng bị nguyền rủa, lên án. Bài học luân lí được diễn đạt ngắn gọn mà thấm thía sâu sắc.( dẫn chứng) - Mở rộng: Công cha nghĩa mẹ không chỉ được thể hiện trong văn học mà còn được nhắc đến rất nhiều trong âm nhạc, phim ảnh, hội họa…(dẫn chứng) * Kết bài: - Cảm nghĩ sâu sắc nhất về bài ca dao. - Liên hệ tình cảm của bản thân.

Các câu hỏi liên quan