Tìm từ chỉ ý so sánh trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào? a. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. (Ca dao) b. Gió thổi là chổi trời Nước mưa là cưa trời. (Tục ngữ) c. Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. (Ca dao)

Các câu hỏi liên quan

Giúp e vs Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á? A. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn. B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo. C. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây. D. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu. Câu 2: Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới? A. Trung Quốc, Ấn Độ. B. Nga, Mông Cổ. C. Thái Lan, Việt Nam. D. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a. Câu 3: Tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể do A. chuyển cư. B. phân bố lại dân cư. C. thu hút nhập cư. D. thực hiện tốt chính sách dân số. Câu 4: Quốc gia phát triển nhất Nam Á là A. Xri- Lan-ca. B. Nê-pan. C. Băng-la-det. D. Ấn Độ. Câu 5: Diện tích của Châu Á cả phần đất liền và phần đảo là A. 44,4 triệu km2. B. 42 triệu km2. C. 41,5 triệu km2. D. 30 triệu km2. Câu 6: Tây Nam Á không tiếp giáp với châu lục nào? A. Châu Mĩ. B. Châu Á. C. Châu Phi. D. Châu Âu. Câu 7: Chọn phương sau đây để điền vào chỗ trống (….) sao cho phù hợp Phần hải đảo của Đông Á nằm trong “vòng đai lửa Thái Bình Dương”. Đây là miền .... thường có . .... hoạt động mạnh gây tai họa cho nhân dân. A. núi trẻ ; bão tuyết B. núi trẻ ; động đất , núi lửa C. đồng bằng; lốc xoáy D. sơn nguyên; hạn hán kéo dài Câu 8: Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Tây Nam Á? A. Áp- ga- ni-xtan. B. Pa-kix-tan. C. Xi- ri. D. Y- ê- men. Câu 9: Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là A. núi và cao nguyên. B. đồng bằng. C. đồng bằng và bán bình nguyên. D. đồi núi. Câu 10: Đông Á không tiếp giáp với biển nào? A. Biển Hoàng Hải. B. Biển A- ráp. C. Biển Hoa Nam. D. Biển Đông. Câu 11: Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á? A. Vĩ độ. B. Gió mùa. C. Địa hình. D. Kinh độ. Câu 12: Hệ thống sông nào sau đây không thuộc Nam Á? A. Sông Ấn. B. Sông Hằng. C. sông Bra-ma-pút. D. sông Trường Giang. Câu 13: Chọn phương sau đây để điền vào chỗ trống (….) sao cho phù hợp Sông ngòi của ………… có giá trị chủ yếu về giao thông và thủy điện A. Đông Á B. Tây Nam Á C. Nam Á D. Bắc Á Câu 14: Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là A. than đá. B. vàng. C. dầu mỏ. D. kim cương. Câu 15: Miền địa hình nào ở phía bắc của Nam Á ? A. Sơn nguyên Đê-can. B. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a. C. Dãy Gát Đông và Gát Tây. D. Đồng bằng Ấn-Hằng.

Có gợi ý nha mn, mn làm theo gợi ý giùm mik!!!!!!!! III. Bài tập vận dụng. 1. Bài tập 1: Cảm nhận của em về bài ca dao sau: “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Gợi ý lập dàn bài: * Mở bài: Giới thiệu chung về đặc trưng của ca dao dẫn dắt đến bài ca dao cần cảm nhận, phân tích. *Thân bài: Cảm nhận chi tiết về nội dung, nghệ thuật bài ca dao - Có thể phân tích tách riêng nội dung, nghệ thuật ( phân tích theo chiều dọc) - Có thể phân tích kết hợp cả nội dung, nghệ thuật theo trình tự từng đoạn, từng phần ( phân tích theo chiều ngang) VD: phân tích theo chiều ngang. + Hai câu đầu: Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ. - Tại sao dân gian lại mượn hình ảnh ví von so sánh: Công cha - núi Thái Sơn Nghĩa mẹ - nước trong nguồn chảy ra. + Hai câu cuối: Nhắc nhở đạo hiếu làm con - Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, thể hiện bằng tình cảm chân thành, bằng hành động cụ thể: “thờ mẹ”, “kính cha” nghĩa là phải chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già sức yếu, làm cho cha mẹ vui lòng. - Hai chữ “ một lòng” ,“tròn” nói lên điều gì? (sự đinh ninh, sắt son, không thay đổi, diễn tả sự trọn vẹn của con cái ăn ơ thủy chung, tình nghĩa với cha mẹ mình.) - Hiếu thảo là thước do phẩm giá của con người, kẻ bất hiếu là kẻ đáng bị nguyền rủa, lên án. Bài học luân lí được diễn đạt ngắn gọn mà thấm thía sâu sắc.( dẫn chứng) - Mở rộng: Công cha nghĩa mẹ không chỉ được thể hiện trong văn học mà còn được nhắc đến rất nhiều trong âm nhạc, phim ảnh, hội họa…(dẫn chứng) * Kết bài: - Cảm nghĩ sâu sắc nhất về bài ca dao. - Liên hệ tình cảm của bản thân.