Đoạn văn là bức tranh về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô rạng rỡ, tinh khôi, tráng lệ và dồi dào sự sống. Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la. Với tài năng quan sát, năng lực liên tưởng nhạy cảm, Nguyễn Tuân đã tạo ra một loạt những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá giàu sức gợi hình, gợi tả biểu hiện thật sống động sự tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. Tác giả đã so sánh chân trời, ngấn bể như tấm kính lau hết mây hết bụi, cảnh mặt trời mọc ( trứng hồng – mâm bạc) như mâm lễ phẩm. Chính hình ảnh so sánh ấy đã cho người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tuyệt vĩ nơi Cô Tô này. Đọc những vần thơ của tác giả chúng ta như dược cảm nhận bản thân mình thực sự đang sống và cảm nhận được bức tranh nơi đây. Sự sinh động của cảnh mặt trời hiện lên thật cho tiết. Đoạn văn không chỉ ban tặng cho ta một bức tranh thiên nhiên đất nước tươi đẹp mà còn ban tặng cho ta một tâm hồn đẹp, một tài năng sáng tạo cái đẹp, một tình yêu thiên nhiên đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân.