Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…” (Ngữ văn 6, tập 2) a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai? b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào? c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh. Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được. d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử dụng biện pháp so sánh).

Các câu hỏi liên quan

Đọc câu chuyện sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới: Bức tranh tuyệt vời Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình người .Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp.” Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu ?…” Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông ngập tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: “Gia đình”. (Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh) 1.Xác định ngôi kể của câu chuyện trên. 5 / 5 2.Phân tích ngữ pháp của câu văn:”Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”. Xét về cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu gì? 3.Nêu tác dụng dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn: Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp.” 4.Tại sao khi hoàn thành tác phẩm của mình, họa sĩ lại đặt tên cho bức tranh là “Gia đình”.