Bài 1:
=>> Tác giả : Võ Quảng
Tác phẩm:
=>> Xuất xứ:
- Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện Quê nội
- Quê nội xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng
Tóm tắt :
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Từ đó nói lên tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
Nội dung:
Bài văn miêu tả cảnh ''vượt thác'' của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Nghệ thuật:
=>> Nghệ thuật so sánh, nhân hóa
=>> Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình
=>> Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
Bài 2:
- Vị trí quan sát: trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ.
- Trình tự:
* Con thuyền vượt qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
* Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
* Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.
Tác dụng: Thích hợp cho việc quan sát, giúp cho tác giả miêu tả cảnh sắc thiên nhiên một cách linh hoạt.
Bài 3:
Dường như hình ảnh dượng Hương Thư để lại cho mỗi người và cả tôi một ấn tượng sâu sắc. Đó là ''một cơ thể như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi cho ta liên tưởng đến một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Không những ca ngợi vẻ đẹp kì diệu, cường tráng mà còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong cuộc đấu tranh đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy chính là sự tự hào, là biểu hiện rực rỡ cho tư thế ngẩng cao đầu của con người.