Bài 1: Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C và P. Bài 2: Cacbon cháy trong bình đựng khí oxi tạo thành khí cacbonic. Viết PTHH và tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau: a) Khi có 6,4g khí oxi tham gia phản ứng b) Khi đốt 6gam cacbon trong bình đựng 19,2 gam khí oxi Bài 3: Khi đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết PTHH phản ứng cháy của các phản ứng trên Bài 4: Tính lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết: a) 46,5 gam Photpho      b) 67,5 gam nhôm         c) 33,6 lít hiđro Bài 5: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam sắt và thể tích oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ Bài 6: Có 2 lọ thuỷ tinh, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng không khí. Hãy nêu cách phân biệt 2 lọ. Bài 7: Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 95% cacbon. Các tạp chất còn lại không cháy. Bài 8: Viết những PTHH khi cho oxi tác dụng với: a) Đơn chất: Al, Zn, Fe, Cu, Na, C, S, P. b) Hợp chất: CO, CH4, C2H6O Bài 9: Hãy giải thích vì sao: a) Than cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi than cháy trong không khí? b) Dây sắt nóng đỏ cháy sáng trong oxi, nhưng không cháy được trong không khí?

Các câu hỏi liên quan

chọn đáp án đúng nhất câu 1: phản ứng nào sau đây là phản ứng thế A.2KCLO3 → 2KCL+ O2 B.SO3 + H2O → H2SO4 C.Fe2O3 + 6HCL → 2FeCl3 +3 H2O D.Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O câu 2: thể tích khí hidro thoát ra (đktc) khi cho 13g kẽm tác dụng hết với axit sunfuaric là A.2,24 lít B.4,48 lít C.5,86 lít D.7,35 lít câu 3: đốt cháy pirit sắt FeS2 trong khí oxi, phản ứng xảy ra theo phương trình : FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2 sau khi cân bằng hệ số của các chất là phương án nào sau đây? A.2,3,2,4 B.4,11,2,8 C.4,12,2,6 D.4,10,3,7 câu 4: ở điều kiện thường, hidro là chất ở trạng thái nào ? A.rắn B. lỏng C. khí D.trong tự nhiên hidro tồn tại ở dạng hợp chất câu 5: cho 6,5g Zn tác dụng với dung dịch có chứa 12g HCL thể tích khí H2 ( đktc) thu được là A.1,12 lít B. 2,24 lít C.3,36 lít D.2,24 lít câu 6: phản ứng nào dưới đây KHÔNG PHẢI là phản ứng thế ? A. CuO + H2 → Cu + H2O B.Mg +2HCL → MgCl2+ H2 C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 +H2O D. zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu câu 7: cho Cu tác dụng với dung dịch axit HCL sẽ có hiện tượng sau: A.chất khí cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh B.chất khí làm đục nước vôi trong C. dung dịch có màu xanh D.không có hiện tượng gì KHỬ 12g SẮT ( |||) OXIT BẰNG KHÍ HIDRO ( SỬ DỤNG CHO CÂU 8,9) câu 8: thể tích khí hidro (đktc) cần dùng là : A.5,04 lít B.7,56 lít C.10,08 lít D.8,2 lít câu 9: khối lượng sắt thu được là : A.16,8g B.8.4g C.12,6g D.18,6g câu 10: cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng A.gốc sunfat SO4, hoá trị 1 B. gốc photphat PO4, hoá trị 2 C. gốc Nitrat NO3 hoá trị 3 D. nhóm hidroxit OH hoá trị 1

1. Cơ thể thằn lằn giữ được nước nhờ : A. Lớp da có lớp vảy sừng khô B. Thận sau(hậu thận) có khả năng hấp thu lại nước C. Ruột già có khả năng tái hấp thu nước D. Cả 3 ý trên 2. Đặc điểm của bộ Rùa là A. Hàm không có răng, có mai và yếm B. Hàm có răng, không có mai và yếm C. Có chi, màng nhĩ rõ D. Không có chi, không có màng nhĩ 3. Hệ tuần hoàn của thằn lằn bóng là hệ tuần hoàn A. Hở với tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn B. Kín với tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn C. Kín với tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, một tâm thất có vách ngăn hụt D. Hở với tim 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn 4. Đặc điểm không thuộc đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài A. Ưa sống ở những nơi khô ráo,thích phơi nắng, bò sát thân và đuôi vào đất B. Bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ, trú đông trong các hang đất khô C. Thở bằng phổi, là động vật biến nhiệt D. Thụ tinh trong, trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng, trứng nở ra phát triển có biến thái thành con trưởng thành 5. Bò sát có các bộ phổ biến là A. Bộ Có vảy, bộ Rùa và bộ Cá sấu B. Bộ Có vảy, bộ Đầu mỏ và bộ cá sấu C. Bộ Rùa, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu D. Bộ rùa, bộ Có vảy và bộ Đầu mỏ 6. Môi trường sống của bò sát là A. Trên cạn B. Ở nước, ở cạn C. Ở nước D. Trong lòng đất 7. Bò sát được chia làm mấy bộ A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 8. Thằn lằn có da khô, có vảy sừng bao bọc có vai trò A. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể khi môi trường khô nóng B. Giúp bảo vệ cơ thể chống tác động lực của môi trường C. Giúp cho sự di chuyển trên cạn thuận lợi D. Ngăn cản sự hô hấp qua da vì đã có phổi 9. Các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn là A. Da khô, có vảy sừng bao bọc, cổ dài B. Mắt có mi cử động và có nước mắt, màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu C. Thân dài, đuôi rất dài, bàn chân có 5 ngón có vuốt D. Cả 3 đáp án trên 10. Tim cá sấu có mấy ngăn A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới: BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì đã làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển chuyện tranh…”.   Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay! Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị cuốn hút bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cho rằng: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẩu…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng ngịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”. Cô giáo ngẫn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé tật nguyền, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas, bàn tay cô lại mang một ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. CÂU HỎI: Câu 1: (0.5 điểm) Giải thích nghĩa từ :biểu tượng Câu 2: (0.5 điểm) Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ ? Câu 3: (1 điểm) Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gơ-lớt được miêu tả như thế nào ? Bức tranh Đắc-gơ-lớt vẽ có gì khác lạ so với bức tranh của các bạn ? Câu 4: (1 điểm) Vì sao bức tranh ấy được coi là ;một biểu tượng của tình yêu thươn; ? Câu 5: (2 điểm) Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các bạn khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gơ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương Còn em, từ câu chuyện ở phần Đọc - hiểu, em hiểu ra điều gì ? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người gặp hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống ?