Bài tập 3:
-Phép so sánh :
+Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước
+Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
+Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ
+Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip
+Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra
⇒Làm nổi bật hình ảnh Dượng Hương Thư to khỏe, mạnh mẽ, gan dạ . Vượt thác không ngại khó khăn, nguy hiểm .
Bài tập 4:
* giống nhau :
-Đều miêu tả con người và dòng sông quê hương
* khác nhau:
Sông nước Cà Mau:
- Cảnh sông nươc bao la của miền Tây Nam Bộ .
-Khung cảnh thiên nhiên rất sống động ,giúp cho người đọc có thể tưởng tượng ra được quang cảnh thiên nhiên đẹp đẽ ấy.
-Cà Mau như được khoác lên mình một màu xanh bát ngát .
-Những tên đất , tên kênh rạch , sông giản dị , mộc mạc , đơn giản .Rất dễ gần , dễ đọc và dễ nhớ.
-Qua lời văn của tác gỉa, cảnh sông nước Cà mau thật hùng vĩ , nhưng cũng ko kém phần hoang dã , đơn sơ.
-Cảnh chợ Năm Căn hiện lên trong mắt người đọc rất trù phú , tấp nập , đông vui . Có cả một "trấn anh chị rừng xanh "hùng vĩ.
-Tác giả tập trung miêu tả về cản thiên nhiên của vùng đất Cà Mau qua thính giác và thị giác.
Vùng sông Thu Bồn:
-Miêu tả cảnh non nước hữu tình của miền đất Trung Bộ .
-Miền đất Trung Bộ là một dải đất hẹp , điaạ hình rất phức tạp .
-Sông ngòi , kênh rạch ngắn nhưng nước lại chạy rất xiết.
-Thiên nhiên của 2 bên sông rất hấp dẫn rất kỳ ảo đối với họ .
- Cảnh sông nước trước khi vượt thác được tác giả miêu tả rất rõ ràng , chi tiết . Khiến cho người đọc cảm thấy thú vị .
-Qua hành trình vượt thác ngược , cảnh sông đã trở nên phong phú.
-Tác giả tập trung chủ yếu miêu tả con người , đặc biệt là Dượng Hương Thư .