Bà Huyện Thanh Quan là nữ thi sĩ nổi tiếng ở nửa cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX. Thơ bà trang nhã, điêu luyện. Trong sự nghiệp sáng tác bà đã để lại ngiều bài thơ có giá trị, trong đó em thích nhất là bài thơ Qua đèo ngang. Bài thơ đã giúp em hình dung được cảnh tượng đèo ngang thoáng đãng mà heo hút thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ.Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
Bài thơ Qua đèo ngang được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Hai câu mở đầu đã giúp em hình dung được khung cảnh đèo ngang khi hoàng hôn buông xuống:
" Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"
Thi sĩ đặt chân tới đèo ngang vào lúc chiều muộn. Bóng xế tà là khi mặt trời đang xuống núi chỉ còn vài tia nắng héo hắt in trên nền trời đang sẫm dần. Câu thơ đã gợi lên nỗi buồn man mát trong lòng người đọc vì buổi chiều thường gợi buồn gợi nhớ.
Đến câu thơ thứ 2 phong cảnh đèo ngang đã hiện ra:
" Cỏ cây chen đá lá chen hoa"
Thiên nhiên trong câu thơ đẹp như một bức tranh. Bức tranh thiên nhiên đó chỉ có cỏ cây chen với đá, lá chen với hoa um tùm rậm rạp không có gì khác. Điệp từ chen được lặp lại hai lần đã gợi ra vẻ hoang dã heo hút tiêu điều. Có thể nói phong cảnh đèo ngang rất đẹp nhưng buồn.
Đứng trên đỉnh đèo nhà thơ phóng tầm mắt ra xa tìm đến thế giới con người. Chợ búa con người ở đây cũng thưa thớt nhỏ nhoi:
" Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"
Với nghệ thuật đối kết hợp với phép đảo ngữ cùng một số từ láy tượng hình đã gợi ra và nhấn mạnh sự nhỏ bé thưa thớt của con người cùng cuộc sống nơi xóm núi. Trong hai câu thực cảnh đã có thêm người có dấu hiệu của sự sống. Nhưng con người ở đây rất ít ỏi với dáng vẻ lom khom. Chợ búa là nơi đông vui tấp nập nhưng ở đây chợ búa hết sức tiêu điều thưa thớt chỉ có vài quán chợ nhỏ lác đác bên sông. Chợ búa lèo tèo thưa thớt con người ít ỏi nhỏ nhoi như đang chìm lắng vào cảnh trời chiều. Có thể nói 2 câu thực đã khắc sâu thêm sự hoang vắng heo hút của đèo ngang.
Cảnh đèo ngang không chỉ được tác giả cảm nhận bằng thị giác mà còn được tác giả cảm nhận bằng thính giác qua âm thanh của tiếng chim quốc và chim đa đa:
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da"
Trong không gian vắng lặng tiếng chim quốc kêu khắc khoải, tiếng chim đa đa kêu liên hồi buồn bã. Càng làm tăng thêm sự hoang vắng của cảnh đeo ngang lúc chiều tà. Nghệ thuật chơi chữ tài tình được nhà thơ sử dụng điêu luyện tiếng chim quốc gợi lên tình nhớ nước tiếng chim đa đa khơi mở nỗi nhớ nhà. Ngoài ra nhà thơ đã tả ngụ tình. Tình ở đây là nỗi nhớ nước thương nhà. Nó hắt hui, khắc khoải, lẻ loi trong bóng xế tà. Với tâm trạng nữ thi sĩ lúc này thương nhà là tình cảm của đứa con xa quê nhớ về quê hương gia đình. Còn nhớ nước có lẽ là bà nhớ về triều Lê một triều đại vàng son đã qua.
Ở sáu câu đầu bài thơ chúng ta đã cảm nhận của vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đèo ngang. Đến hai câu cuối chúng ta càng hiểu sâu hơn về tâm trạng của nữ sĩ:
" Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
Hai câu thơ có sự đối lập tương phản. Câu 7 khái quát lại toàn cảnh đèo ngang " trời, non, nước ". Câu 8 khái quát tình " ta với ta". Ở đây thiên nhiên rộng lớn bao la còn con người thi đơn côi nhỏ bé. Một mình đứng trên đỉnh đèo tác giả hết nhình gần lại nhìn xa rồi quay về đối diện với chính mình. Nỗi nhớ của thi sĩ không có ai để giãi bày san sẻ. Nỗi buồn ấy được kết thành hình khối:" một mảnh tình riêng"và chỉ có bà hiểu mà thôi. Trong cảnh ấy bà quay trở về với chính mình "ta với ta" là một mình đối diện với chính mình. Điều đó đã thể hiện sự cô đơn trước thiên nhiên mênh mông hoang vắng của tác gỉa trên buước đường xa hương đất khách quê người.
Qua đèo ngang của bà huyện thanh quan là một bài thơ đặc sắc. Bài thơ không chỉ khắc họa cảnh đèo ngang đẹp nhưng còn hoang sơ vắng lặng mà còn bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà, nối buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. Bài thơ còn thành cong về mặt nghệ thuật. Với phong cách thơ trang nhã chuẩn mực cho thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đảo ngữ, chơi chữ, đối và tả cảnh nhụ tình được vận dụng tài tình. Bài thơ đã ra đời cách đây 2 thế kỉ nhưng nó vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc.