Bài 1:
+ SHNT ($Z$) của một nguyên tố có sẵn trong bảng tuần hoàn. Với những nguyên tố chưa biết thì phải đi tìm.
SHNT $=$ số proton $=$ số electron ($Z=p=e$)
Phân biệt: $Z+$ là điện tích hạt nhân; $Z$ là số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số electron, SHNT.
+ Trường hợp đặc biệt: một số nguyên tố có $p=e=n$ (bình thường chỉ là $p=e$). Tuy nhiên, nguyên tử của một số nguyên tố có thể có số nơtron khác nhau (ví dụ: nguyên tử cacbon phổ biến nhất có $6n$, ít thấy $7n$, $8n$) - hiện tượng đồng vị.
Biết $p_{Ca}=n_{Ca}=e_{Ca}=20$ mới giải được.
+ Ta có một hệ 2 phương trình hai ẩn $p$ và $n$. Nhân phá ngoặc, rút gọn phương trình về dạng $ap+bn=c$ ($a, b, c$ hệ số) rồi bấm máy giải hệ.
Bài 2:
+ Phản ứng xảy ra không hoàn toàn nên trong tổng lượng $Zn$ đem đi đốt, có một phần tham gia phản ứng (trở thành $ZnO$ sau phản ứng), còn lại là $Zn$ dư. $ZnO$ và $Zn$ dư có tổng khối lượng $14,6g$.
Chỉ cần viết 1 PTHH $2Zn+O_2\xrightarrow{{t^o}} 2ZnO$. Bài có hai cách giải:
• Lập hệ 2 ẩn: $x$ là số mol $Zn$ phản ứng, $y$ là mol dư
• BTKL tìm ra $m_{O_2\rm pứ}$. Suy ra $n_{Zn\rm pứ}$ (từ PTHH)
+ Theo PT đốt cháy: $2Zn$ tác dụng $1O_2$ ra $2ZnO$. Do đó $n_{Zn\rm pứ}=n_{ZnO}$
Chỉ lượng phản ứng mới tham gia vào PTHH nên phải lấy mol phản ứng lắp vào PTHH, mol dư không liên quan.