Nguồn gốc thành phần các chất khoáng trong dất từ các loại đá bị tan rã:
-Đất hình thành ở vùng đá vôi có nhiều canxi.
-Đất hình thành ở vùng đá granit có nhiều thạch anh.
Nguồn gốc thành phần chất hữu cơ của đất từ xác sinh vật bị phần hủy ( chủ yếu từ thự vật ):
-Đất ở vùng có lớp phủ thực vật phong phú thì giàu chất hữu cơ.
-Đất ở vùng có lớp phủ thực vật nghèo nàn thì cũng nghèo chất hữu cơ.
Câu này thì mik ko bt ( thông cảm nha )
-Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưỡng và phát triển.
-Nếu đất có độ phì cao, thực vật sinh trưởng được thuận lợi, cây trồng cho năng suất cao.
-Nếu đất có độ phì thấp, thực vật sẽ sinh trưởng khó khăn, cay trồng cho năng suất thấp.
Một số biện pháp làm tăng độ phì trong đất:
-Làm thủy lợi ( tưới, tiêu nước ) đảm bào độ ẩm cho đất.
-Cày bới thường xuyên đất cách tác, đặc biệt là đất trồng lúa.
-Bón các loại phân thích hợp, đặc biệt là phân hữu cơ.
-Luân canh hoặc xen canh giữa cây họ đậu với các cây trồng khác.
Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại rất quan trọng đối với thực vật vì chất hữu cơ là chất dinh dưỡng, chất mà cây trồng nhất thiết phải được cung cấp đầy đủ và nếu thiếu cây trồng sẽ không hoàn thành được chu kỳ sống, hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Vì mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất .
Con người có vai trò rất quan trọng đối với độ phì trong đất:
-Nếu canh tác không hợp lí, canh tác không chú trọng đến việc bón phân, cải tạo đất thì độ phì của đất giảm.
-Nếu canh tác hợp lí, chú trọng đến việc cải tạo đất và bón phân thích hợp, thì sẽ duy trì và có thể nâng cao độ phì của đất.
Những hoạt động của con người có thể làm nghèo đất:
-Đốt rừng làm rẫy trên đất dốc ở vùng có mưa nhiều.
-Phá rừng ở vùng đồi núi, ở các bãi bồi ven biển.