Không cần vẽ obitan, thay vào đó vẽ ô lượng tử để xác định số e độc thân ở trạng thái cơ bản của một nguyên tử khi biết cấu hình e.
Xây dựng ô lượng tử theo các quy tắc (cụ thể: sách giáo khoa Hoá học 10 nâng cao)
+ Nguyên lí Pauli (Pau-ling): trong mỗi obitan (AO) có tối đa electron và hai electron có chiều tự quay ngược nhau (số lượng tử spin trái dấu)
+ Nguyên lí vững bền: các electron phân bố theo mức năng lượng từ thấp đến cao
+ Quy tắc Hund (Hun): trong một phân lớp, electron phân bố sao cho số e độc thân là tối đa và chiều tự quay giống nhau (đều có spin dương)
* Cụ thể: xét nguyên tử lưu huỳnh $Z=16$:
Cấu hình e: $1s^2$ $2s^2$ $2p^6$ $3s^2$ $3p^4$
$\to$ thu gọn: $[Ne] 3s^2$ $3p^6$ (lõi khí hiếm Neon)
- Phân lớp $3s$: 1AO nên vẽ 1 ô
- Phân lớp $3p$: 3AO nên vẽ 3 ô
Phân lớp $3s$ đã đủ e.
Phân lớp $3p$ chứa tối đa $6e$ nhưng chỉ có $4e$. Điền 4e theo thứ tự như hình
* Lưu ý:
+ Spin dương: số lượng tử spin $m_s=+1/2$: mũi tên đi lên
+ Spin âm: số lượng tử spin $m_s=-1/2$: mũi tên đi xuống