Trong bãi tha ma dày đặc những ngôi mộ, xuất hiện một con đường do nhiều người đi qua đi lại mà thành, đó là ranh giới được đặt ra để phân chia ngôi mộ của những người nghèo ở bên phải và phần mộ của những người chết chém, chết tù ở bên trái. Phần bên trái những ngôi mộ của người chết vì cách mạng và những người phản nghịch được chôn chung cho thấy những người dân đã thể hiện rõ sự xa cách, không hề nhìn nhận đúng vai trò của người cách mạng, họ xem thường và khinh bỉ như một kẻ phản bội đất nước.
Con đường mòn ấy còn thể hiện nỗi đau của những người làm cách mạng như Hạ Du, những con người có lý tưởng với mong muốn bảo vệ dân tộc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân nhưng cuối cùng lại lâm vào bi kịch, trở thành kẻ bị ghét bỏ. Hình ảnh con đường mòn còn cho thấy được nếp nghĩ u mê, tăm tối, ăn sâu trong tiềm thức của người dân trong xã hội lúc bấy giờ.
Trong ngày tiết thanh minh, hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn ngăn cách ấy mang theo những niềm hy vọng về niềm tin vào cách mạng của người dân Trung Quốc, dấu hiệu của một tương lai tốt đẹp của đời sống nơi đây. "Trên đời này vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi" như một lời thức tỉnh, một thông điệp, một lời mong ước gửi gắm đến nhân dân sự nhận thức, giác ngộ cách mạng.
Bằng tài năng trong ngòi bút và cách tư duy mới lạ, Lỗ Tấn đã xây dựng hình ảnh vô cùng quen thuộc nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Đó là nét độc đáo của một nhà văn tài ba suốt đời trăn trở với nỗi khổ của nhân dân