Cho đường tròn (O) (O là tâm). Từ điểm S ở ngoài đường tròn (O) kẻ các tiếp tuyến SA và SB với (O) (A,B là các tiếp điểm). Kẻ cát tuyến SCD không đi qua tâm O (C nằm giữa S và D). Gọi I là trung điểm của CD.a) Chứng minh các điểm S, A, I, O, B cùng nằm trên một đường tròn.b) Chứng minh SI là đường phân giác của góc AIBc) Gọi M là giao điểm của hai đường thẳng SO và AB; N là giao điểm của hai đường thẳng SD và AB. Chứng minh MC.ND = NC.MDA.B.C.D.
Cho đường tròn tâm O. Chọn điểm M nằm ngoài đường tròn (O) kẻ cát tuyến MAB (không đi qua tâm O; A nằm giữa M và B). Kẻ đường kính BC. Cũng từ điểm M đã chọn kẻ cát tuyến MCD (C nằm giữa M và D). Gọi N là giao điểm của AC và BD.a) Tính số đo của góc BAC, góc BDCb) Chứng minh: góc AMC = góc DNCc) Chứng minh: BC ⊥ MNd) Gọi H là giao điểm giữa BC và MN. Chứng minh tứ giác DCHN nội tiếp.A.B.C.D.
Tuyển sinh vào 10 THPT 2016-2017Cần Thơ(4,0 điểm)Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ sau:“Bỗng nhận ra hương ôiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã vềSông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thuVẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi.”(Sang Thu – Hữu Thỉnh. Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục – 2015, tr.70)A.B.C.D.
Tuyển sinh vào 10 THPT 2016-2017Cần Thơ(3,0 điểm)Trong bài thơ Mẹ, tác giả Trần Quốc Minh đã viết:“… Lời ru có gió mùa thuBài tay mẹ quạt mẹ đưa gió vềNhững ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đã thức vì chúng conĐên nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời.”Từ đoạn thơ trên, viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi con người.A.B.C.D.
Tuyển sinh vào 10 THPT 2016-2017Cần Thơ(3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sót theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắt đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rung mình và bỗng thấy tại sao mình là quá chậm. Nhanh lên một ít! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”(Những Ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. Ngữ văn 9, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, trang 117)Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.Câu 2 (0,5 điểm) Tìm các câu có yếu tố miêu tả trong đoạn trích.Câu 3 (0,5 điểm) Trong đoạn trích, người trần thuật là nhân vật nào? Việc chọn vai kể có tác dụng gì tỏng việc thể hiện nội dụng đoạn trích?Câu 4 (1.0 điểm) Nhận xét cách sử dụng câu văn trong đoạn trích. Việc sử dụng những câu văn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung?A.B.C.D.
( 4,0 điểm)Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân ( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt nam, 2015,) khi nghe tin làng mình theo giặc.A.B.C.D.
( 3, 0 điểm)Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:Không có kính, rồi xe không có đèn,Không có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước;Chỉ cần trong xe có một trái tim.(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập một, trang 132, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)A.B.C.D.
(3, 0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ?- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn.( Ngữ văn 8, tập một, trang 29, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)Câu 1 (0,25 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?Câu 2 (0,25 điểm). Tác giả của văn bản đó là ai?Câu 3 ( 0,25 điểm). Giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích trên.Câu 4 (0.25 điểm). Phần in đậm trong câu: “này, báo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.” làm thành phần biệt lập gì trong câu?A. Thành phần cảm thán B. Thành phần tình tháiC. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi đápCâu 5 (0,25 điểm) Từ nào sau đây không phải là từ láy?A. lệt bệt B. rề rềC. mỏi mệt D. lật đậtCâu 6 (0,75 điểm). Về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu: “ Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn.” là câu đơn hay câu ghép? Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu đó.Câu 7 (1,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.A.B.C.D.
(3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: … Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba…a…a…ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.. (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng Ngữ văn 9, tập 1, trang 198 – NXB Giáo dục, 2015) a. Xác định phương thức biểu đat chính của đoạn văn. b. Văn bản có những từ láy nào? c. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong văn bản. d. Câu văn “Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.A.B.C.D.
(3 điểm)Trong truyện “Bố của Xi-mông” (G.đơ Mô-pa-xăng, Ngữ văn 9, tập 2), sau khi được bác Phi-líp nhận làm bố, Xi-mông đến trường, lũ bạn đón em bằng những nụ cười ác ý, trêu chọc. Nhưng Xi-mông không trả lời gì hết, và một mực tin tưởng sắt đá, em đưa con mắt thách thức, sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn là bỏ chạy.Thái độ và hành động của Xi-mông gợi cho em suy nghĩ gì về sức mạnh của tình yêu thương.A.B.C.D.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến